Trích "Phật học tinh hoa" - Đức Nhuận
VIỆN TRIẾT LÝ VIỆT NAM & TRIẾT HỌC THẾ GIỚI
VIỆN TRIẾT LÝ VIỆT NAM & TRIẾT HỌC THẾ GIỚI
Sao trăng có thể rơi
Núi đá có thể lở
Biển đại dương có thể cạn
Lời nói của đức Phật trăm kiếp ngàn đời vẫn Như Thật
- Kinh Dược Sư
"Hỡi chư tăng, tựa như nước của bể cả chỉ thấm nhuần một hương vị: Hương vị mặn của muối. Đạo lý của ta cũng chỉ thấm nhuần một hương vị: Hương vị của đạo Giải Thoát."
- Cullavagga IX
Núi đá có thể lở
Biển đại dương có thể cạn
Lời nói của đức Phật trăm kiếp ngàn đời vẫn Như Thật
- Kinh Dược Sư
"Hỡi chư tăng, tựa như nước của bể cả chỉ thấm nhuần một hương vị: Hương vị mặn của muối. Đạo lý của ta cũng chỉ thấm nhuần một hương vị: Hương vị của đạo Giải Thoát."
- Cullavagga IX
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ THÍCH CA MÂU NI sáng lập. Với dòng thời gian biến chuyển: từ khi đạo Phật truyền bá trên trái đất, theo lẽ tuần hoàn, tất nhiên không thể tránh khỏi sự hưng... suy... Do đó, ta có thể căn cứ trên quan điểm lịch sử để nhận xét: về mặt hình thức (dĩ nhiên) đạo Phật đã truyền vào; tùy nhiên, trên tinh chỉ của đạo thì trước sau duy nhất: đạo Phật là đạo Phật, dù trải mấy nghìn năm mưa nắng, nhưng tinh hoa vẫn là tinh hoa của đạo “từ bi”, “trí tuệ” và là chân lý chiếu sáng trần gian u tối, khác nào ánh nắng vầng thái dương chiếu tỏa khắp chân trời, quét sạch mọi tối tăm, đau khổ, mang vui tươi, xán lạn, tin tưởng, hy vọng cho muôn loài.
Ở đây, trước hết, ta hãy hiểu thế nào là “Phật”.
I. ĐỊNH NGHĨA
PHẬT–Đấng Sáng Suốt hoàn toàn, giàu lòng từ bi, đức vị tha; nếu nói đủ phải xưng là Phật Đà (Buddha), gồm có ba nghĩa chính:
Ở đây, trước hết, ta hãy hiểu thế nào là “Phật”.
I. ĐỊNH NGHĨA
PHẬT–Đấng Sáng Suốt hoàn toàn, giàu lòng từ bi, đức vị tha; nếu nói đủ phải xưng là Phật Đà (Buddha), gồm có ba nghĩa chính:
1. Đức Phật trước kia cũng là một Người, nhưng khác với người thường, vì Ngài cũng từ con người mê mờ đã thoát ra ngoài sự mê mờ (giác ngộ) nên không còn bị ràng buộc bỡi nhân duyên phiền não sinh tử (giải thoát). Nhưng sao gọi là Phật? “Phật” chỉ là danh từ chung để tôn kính đối với những bậc Đại Giác Ngộ = Người Phật: Manussabuddha, là Người cầm đuốc soi sáng cho cuộc đời. Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính và sẽ thành Phật trong mai sau, vì lý “Pháp Thân Bình Đẳng”.
2. Đức Phật, từ chỗ tu chứng để tự giác và giác tha, và do đó, ngài hiểu rằng chúng sinh với Phật cùng chung một bản thể, không hơn không kém. Đức Phật thường khuyên chúng ta: “Hãy bỏ tất cả để sẽ được tất cả”. Ngài lại dạy: “Ta chỉ là vị Phật đã thành, có nhiệm vụ khai thị phật tính (Buddhata) cố hữu của các người. Kẻ nào phát huy được phật tính ấy tức sẽ thành Phật.
3. “Phúc đức” và “trí tuệ” của đức Phật đều hoàn toàn viên mãn. Địa vị đức Phật là địa vị độc tôn: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác - Anuttara Sanyak Sambodhi. Vậy ta có thể khái quát cả ba nghĩa ấy như sau: Đức Phật là đấng Giác Ngộ đã thấu triệt nguồn gốc vũ trụ và con người nguyên nhân do đâu phát sinh, và đã dứt bỏ hết mọi mê mờ; Phúc, Trí trang nghiêm, muôn hạnh đầy đủ. Và vì thế người đời tôn xưng đức Phật là một vị thánh độc tôn trên các thánh.
Đức Phật là hiện thân của ánh sáng chân lý.
GIÁO–Những lời giáo huấn do chính đức Phật giác ngộ và thuyết minh. Nguồn giáo lý viên dung ấy gồm đủ công năng, phương pháp từ lý thuyết đến thực hành, một đạo học vạn năng, có mục đích truyền dạy và hướng dẫn chúng sinh trên đường về thực tại: Cứu Cánh Giải Thoát.
Đạo Phật là kho tàng tinh thần vô giá, một sự thật hiển nhiên. Chúng ta không thể bỏ qua. Nếu tự đặt mình vào địa vị khách quan để tìm hiểu sự thật (chân lý), lại càng không nên hời hợt với công việc của mình, và phải tận lực dày công nghiên cứu lắm mới mong có kết quả hoàn mỹ. Vì lẽ, đạo Phật có cả tám vạn bốn nghìn pháp môn vi diệu, chứa đầy nhựa sống. Nguồn giáo lý ấy gồm hai phương diện: “tình cảm” và “lý trí”. Chúng ta đừng tìm hiểu đâu xa. Chân lý ở quanh bên ta, nhưng thực ra, ta còn phải biết tin vâng lời Phật dạy, biết hướng về lẽ phải, để nhận chân sự vật một cách đúng đắn. “Các kinh điển đạo Phật dồi dào ngoài sức tưởng tượng: đó là những cơ sở văn chương đứng bậc nhất trên hoàn cầu về hết thảy phương diện triết lý, thi ca và số lượng...”
Như ta đã thấy và biết, hiện nay, trên thế giới chưa một triết gia, khoa học, tôn giáo, chủ nghĩa nào đã phát minh và để lại cho nhân loại một kho tàng văn hóa “đại tạng kinh điển” to lớn như là đạo Phật–Hết thảy thế gian pháp đều là Phật pháp.
Nói tóm, giáo lý đạo Phật là Như Thật và là Nguồn Sống của hết thảy chúng sinh.
II. NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA ĐẠO PHẬT
- Về không gian, đứng về phương diện Bản thể luận mà xét: từ khi có vũ trụ và con người cũng là lúc đạo Phật bắt đầu xuất hiện. Nói theo từ ngữ Phật học thì, đạo Phật là bản lai diện mục của vũ trụ vạn hữu và là đạo của Ánh Sáng và Tình Thương, nên nói rằng: khi có chúng sinh là có đạo Phật.
- Về thời gian, một trong các vị Phật ra đời là đức Thích Ca Mâu Ni, cách nay trên hai mười lăm thế kỷ, sau khi thành đạo bên gốc Bồ Đề, lần đầu tiên, đức Phật thuyết Phật tại vườn hoa Lộc Uyển (Ấn Độ); sự hình thành đạo Phật cũng bắt nguồn từ đó, rồi lan tỏa khắp thế giới với những thuyết lý thâm sâu, bao gồm trong mọi lĩnh vực: tư tưởng, văn chương, luân lý, nghệ thuật và khoa học... Không một môn học nào mà đức Phật lại không diễn đạt một cách tinh tường, quán triệt, là những phương pháp hướng dẫn con người, chúng sinh tiến tới Giác Ngộ và Giải Thoát. Nên cũng nói: Đạo Phật là đạo của mọi người, của mọi loài, với những giáo lý thực tiễn:
1. Mở Rộng Cõi Lòng...
2. Đưa Sinh Linh Tới Ánh Sáng Chân Lý
3. Xây Dựng Một Xã Hội Người Văn Minh, Giác Ngộ Và Giải Thoát.
- MỞ RỘNG CÕI LÒNG.Tất cả hiện tượng trong vũ trụ đều có những tương quan mật thiết với nhau. Sở dĩ có sự riêng biệt là do sự mê chấp của từng cá thể, gọi theo danh từ Phật học là “chấp ngã”. Bằng vào “vô Ngã, Pháp”, đạo Phật khuyên ta mở rộng hai tay ôm vũ trụ vào lòng, và đừng bao giờ con người khép tín tâm tư lại. Hãy sẵn sàng đón lấy nhân đạo và từ bi. Quên đi những cái “ta” ích kỷ, nhỏ hẹp để được yêu vũ trụ rộng lớn. Vì chính cái ta gọi là “ta” nó không hoàn toàn là một thực thể; thế rồi lại cứ nhận lầm cái “ta giả tạo” kia là thực, mà không không nhận được cái “ta chân thực” trong pháp giới bao la, thì chúng sinh tránh sao không làm trái với luật tương quan nhân quả giữa sự vật. Cũng vì thế mà mọi đau khổ dồn dập gây nhiều ác nhân thêm. Thật là điều đáng tiếc! Nhưng làm thế nào có thể quên đi cái “ta bé nhỏ” để hòa điệu với cái “ta rộng lớn” của toàn thể vũ trụ vô biên? Một quan niệm chính xác, theo đạo Phật: “Cái ta” cần phải diệt trừ để nhập vào bản thể chung cùng rộng lớn mà nó chỉ là một phần tử. Chúng ta là một bộ phận trong toàn thể nhịp nhàng. Nguyên nhân của đau khổ không phải vì sống ở trên đời này, mà chính là vì một sự nhận thức nông cạn, lầm lạc của ta đối với đời sống. Chúng ta cần phải cởi bỏ mọi tư tưởng của một cái “ta” và, có vậy ta mới trực nhận được mọi niềm vui sướng tràn ngập tâm hồn rộng lớn vô biên. Một hạnh phúc vĩnh cửu chỉ sống mạnh trong một tâm hồn giải thoát. Và, những tâm hồn giải thoát chỉ có thể thực hiện, một khi các nhân chịu nhường bước... Thân người được khỏe mạnh là nhờ ở sự quân bình của “lục phủ ngũ tạng”. Tất cả những gì hiện hữu trong vũ trụ, khi đã được điều hòa, được quân bình, thì ta có thể nói rằng đó là một cảnh giới tuyệt đối. Một bản ngã đứng tác riêng ra ngoài vũ trụ tức là làm cho vũ trụ mất quân bình. Một bộ phận của thân thể đau, làm mất sự quân bình của toàn thân, mất sự quân bình thì không có sức khỏe. Ngộ nhận một cái “ta” riêng biệt, tức là tạo một ung nhọt trong thân thể vũ trụ.
- Bởi nhận định như vậy, nên việc khuyên người Mở Rộng Cõi Lòng, nhận toàn thể là mình, đấy là công việc trước tiên của đạo Phật.
ĐƯA SINH LINH TỚI ÁNH SÁNG CHÂN LÝ.
Con người là hơn cả, vì có thể thực hiện được tất cả sự tốt đẹp. Kinh Hoa Nghiêm –Y vào lời dạy ấy, đạo Phật không những đã hướng dẫn con người biết nhận chân giá trị mình mà còn giúp cho sự tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ vạn hữu, không ngoài định luật “Lý Nhân Duyên Sinh”.
Tất cả hiện tượng trong thế gian, dù hữu hình hay vô hình, tâm hoặc cảnh, đều do nhân duyên nhân quả kết hợp tạo thành, và chỉ là phản ảnh mê lầm của tâm thức biến hiện. Do đó, đạo Phật phủ nhận những thuyết lý cho rằng “Tâm có trước Vật”, phái Duy Tâm, hay “Vật có trước Tâm”, phái Duy Vật. Theo đạo Phật thì, Tâm và Vật đồng thời cùng xuất hiện một lượt. Hễ có tâm là có Vật, và ngược lại... Vì Tâm-là-tâm-của-vật và Vật-là-vật-của-tâm, ta không thể xé đôi sự vật để nói: Vật khác với Tâm, hay Tâm khác với Vật.
Ta hãy dừng lại nơi đây, và đặt ra những nghi vấn, rồi tìm câu trả lời cho những nghi vấn ấy, như chúng ta nói: “Tâm có trước Vật” thì Tâm ấy do đâu mà có? Nương vào đâu? và phát sinh bằng những điều kiện gì?–còn nói: “Vật có trước Tâm” lại càng vô lý. Bỡi lẽ “Vật” (vật chất = matière) thuộc loại vô tri, như khoáng vật, thực vật..., và “Tâm” (tinh thần = spirituel) thuộc tâm linh nên nó phải nương vào vật giới để tồn tại và phát triển, nhưng không hoàn toàn lệ thuộc vào vật chất mà, trái lại, nó có thể điều đồng, chỉ huy tất cả. Ta hãy lấy một thí dụ để chứng minh cho sự kiện này: Trong viên đá lửa vốn sẵn có tính lửa nên khi ta bật thấy lửa phát hiện. Cũng thế, đạo Phật chủ trương “Lý Nhân Duyên Sinh”, không thiên Tâm, không ngả Vật.
... Ở đời, chẳng có chi là đơn độc cả. Mặt trời mọc, hoa nở, chim ca, tất cả đều ảnh hưởng mật thiết đến sự “sống” , bằng trực tiếp hoặc gián tiếp, đó chẳng qua do Cái Này làm nhân làm duyên cho Cái Kia để phát sinh Hiện tượng giới. Sở dĩ vạn vật trong vũ trụ có là do các yếu tố nhân duyên nhân quả nối tiếp nhau, trùng trùng duyên khởi, từ vô thủy đến vô chung... Sự thật thì vật gì hiện hữu trong cõi đời cũng “duyên” với nhau cả. Từ nguyên tử nhỏ nhiệm đến các tinh tú xa xăm, đều có sự tương quan, liên lạc với nhau. Chính đức Phật đã dạy như vậy.
Đối với thực tại, không luận bản thể hay hiện tượng, đức Phật biết thế nào nói đúng như thế. Ba đời các đức Phật cũng đều nói như thế (Như tam thế chư Phật, thuyết pháp chi nghi thức; ngã kim, diệc như thị, thuyết vô phân biệt pháp–Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương tiện) –Chẳng hạn, đức Phật nói: trong vũ trụ có rất nhiều thái dương hệ (thế giới) hay trong một bát nước có vô số vi trùng, thì ngày nay các khoa học gia, chế ra kính viễn vọng (télescope) hay kính hiển vi điện tử (microscope électronique), người ta biết rằng mỗi tinh thể là một thế giới, hay trong một bát nước có rất nhiều vi trùng. Thật quả như lời đức Phật dạy. Ngài còn cho chúng ta biết rằng: vũ trụ vạn hữu là chuyển biến vô thường. Điều này khoa học hiện đại cũng đã chứng minh: trong một hạt bụi rất nhỏ có vô số nguyên tử, quay chung quanh nhau, khác nào những hành tinh đi vòng quanh mặt trời vậy. Đứng về phương diện “người” mà nói thì, Phật là đấng đã thành tựu nhân cách tối cao, sau khi thể nhập toàn thể vũ trụ (S’identifier avec l’infini). Đức Phật chỉ là vị giáo chủ siêu việt có những đặc điểm siêu việt hơn các vị giáo chủ khác mà thôi. Thật ra, đức Phật không kiêu hãnh tự cho mình là “đấng tạo hóa” sinh ra muôn vật và cha cả muôn loài. Trong kinh Tăng Nhất A Hàm (Anguttara–Nikàya) có chép câu chuyện: Một hôm, đức Phật đang trên đường đi hóa đạo tại Buddhagaya (Béranès) thì gặp một người Bà La Môn chặn lại và hỏi:
- Ngài có phải là một vị trời?
- Này Bà la Môn! Ta không phải là một vị trời. Đức Phật đáp.
- Vậy ngài có phải là quỉ Yaksa? Là thần Gandharva?
- Ta không phải là quỉ yaksa, không phải là thần Gandharva.
- Ngài có phải là người không?
- Ta là Người, nhưng không phải người-thường.
- Vậy ngài là gì?
- Này Bà La Môn! Nên biết: Ta chỉ là một đức Phật (Buddha), một đấng Giác Ngộ.
Thật là minh bạch. Đức Phật không nhận mình là trời, là quỉ Yaksa, là thần Gandharva. Mà Ngài chỉ nhận mình là một đấng Giác Ngộ (Buddha). Đặc biệt hơn, sau khi giác đạo, đức Phật long trọng tuyên bố với thế gian: “Ta là Phật đã thành. Các người là Phật sẽ thành (Kinh Phạn Võng). Tất cả đều có phật tính, nếu chúng sinh biết y theo giáo lý của đức Phật để tiến tu nhất định sẽ thành Phật và như vậy, cho ta thấy, giá trị tinh thần nhân bản toàn diện của đạo Phật là, trình bày sự thật về những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu trong cuộc đời, để giúp con người có được chính kiến (hiểu biết chân chính) hòng tạo lập cuộc sống mình và chuyển đổi hoàn cảnh chung quanh; để ánh sáng đạo mãi mãi ngời sáng làm đuốc soi đường cho những ai còn lầm lạc, bỡ ngỡ chưa biết đến...
Đạo Phật quả là một “đạo” đã xây dựng trên căn bản của “Từ Bi” và “Trí Tuệ”, là Nguồn Sống Cho Hết Thảy...
XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI NGƯỜI VĂN MINH GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT.
Đạo Phật là Nguồn Sống của mọi sự sống ở đời, và khi ta đã nhận chân được lẽ sống ấy và thực hành theo thì đấy, có thể nói, đạo Phật là căn bản tinh thần của một xã hội người văn minh, Giác Ngộ và Giải Thoát. Vẫn biết: nói suông chưa đủ, còn phải làm. Nhưng sự làm phần lớn do nơi con người quyết định. Mọi vấn đề đều do con người sáng tạo. Ngay cả đến ý niệm về một Thượng Đế siêu hình cũng là do trí tưởng tượng của con người sáng tạo, mà có. Con người là chủ động hết thảy... mà chìa khóa mở cửa ngõ Niết Bàn (Nirvàna) vẫn sẵn có nơi con người. Bởi thế, đạo Phật luôn luôn lấy việc Giáo Dục Con Người Toàn Diện làm bổn phận chính cần làm và phải làm trong mọi thời đại, không phân màu da, tiếng nói, chủng tộc.
Nhưng trên nguyên tắc xây dựng một Xã Hội Người Văn Minh, Giác Ngộ và Giải Thoát, ta cần phải thực thi những nguyên tắc nào?
- Về phương diện luân lý
Giá trị đích thực của nền luân lý chân chính là sự hiểu biết và tôn trọng phẩm giá, nhân cách của tha nhân cũng như tự thể... Luân lý là một quán lệ, một thói cư xử theo lẽ phải. Mà lẽ phải là phần cốt yếu của đạo làm người. Hãy tỏ ra mình có đức hạnh, can đảm và hết lòng. Cố gắng thương yêu mọi loài. Con người chỉ xứng với danh nghĩa của nó chừng nào làm chủ được ý nghĩ, lời nói và hành động mình cả về nội giới và ngoại giới. Chinh phục được ngoại giới là một công trình to lớn, nhưng điều đáng ca ngợi hơn hết vẫn là sự điều ngự được chính mình. Do đó, về phương diện luân lý, đạo Phật đặt trọng tâm vào sự Thiện Ác, vào Tội Phúc Báo Ứng Phân Minh và vào luật Nhân Quả, vì biết rằng: Làm Lành được sung sướng. Làm Ác chịu khổ sở. Nhân nào quả ấy. Hành động của chúng ta hiện nay ra sao thì kết quả trong ngày mai cũng lại y như thế. Một hành động tốt hoặc xấu của cá nhân sẽ có đạo đức luân lý là một con người hoàn toàn sung sướng nhất trên đời, khác nào như bông hoa nở đẹp, làm thơm cho cuộc thế. Pascal nói: “Luân lý là cuốn sách tốt nhất của ta. Một cuốn sách mà ta cần phải tra cứu luôn”. Luân lý rất cần cho xã hội con người. Sự sụp đổ về mặt luân lý sẽ là một tai họa lớn cho con người và cuộc đời.
Với nhận định trên và dựa vào thực tại, đạo Phật luôn luôn khuyên con người thực hành hạnh Từ, Bi, Hỷ, Xả
, để làm đẹp cho chính con người và cho cuộc sống. Phẩm hạnh nào, tương lai ấy.
- Về khả năng tri thức.
Sự hiểu biết của con người là hơn các loài hữu tình khác. Trí tuệ con người quả là vầng hào quang làm sáng đẹp cho cuộc đời. Đạo Phật không chỉ thừa nhận khả năng tri thức con người mà còn vạch ra những phương thức để giúp con người biết cách sử dụng tài năng mình trong công cuộc tìm hiểu chân lý. Đối với cảnh vật hiện hữu như trực tiếp với ban ngày thì ta biết sáng, ban đêm biết tối... đó là lối nhận thức thông thường. Đối với các phápthuộc hệ siêu nhiên, đạo Phật quả là ánh sáng mặt trời chiếu soi vào khu rừng âm u tào tạp của nhiên giới, tâm giới và siêu việt giới. Tuy nhiên, có điều ta nên nhớ: Kinh điển đạo Phật chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng (chân lý), là chiếc bè đưa người qua sông mê, tới bến giác; chứ kinh điển không là chân lý. Do đó, đạo Phật khuyên con người nên lấy lý trí tìm hiểu, phán đoán sự vật mà không nên áp dụng tình cảm trong việc tìm hiểu, phán đoán sự vật một cách vội vã, sai lầm. Câu chuyện đức Phật giáo hóa những người Kâlâma, khi những người này mang tâm trạng phân vân bối rối trước một ngã ba “chân lý”, được ghi lại trong Anguttara Nikàya, đã nói lên cái tinh thần của Đạo Như Thật (đạo Phật): “Đừng tin tưởng một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều ghì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và kẻ khác, chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn”. Đó là lời dạy chí tình mà đức Phật đã thân tặng con người trong cõi đời này. Tri thức con người cao viễn chừng nào thì cuộc sống con người càng văn minh, tiến bộ chừng ấy. Thật vậy, dù là vật vô giá trị nhưng khi tri thức con người để ý tới thì nó cũng trở nên có giá trị, và ngược lại. Trí tuệ con người quyết định cuộc sống con người.
- Về giá trị thực hành.
Bằng vào sự thật và phương pháp mà đức Phật đã chứng ngộ và thực hành rồi lấy đó làm tiêu chuẩn cho mọi sinh hoạt trần giới, đạo Phật khuyên con người thực hành hai đặc điểm: 1. Vì lòng thương yêu rộng lớn, nguyện cứu khổ hết thảy chúng sinh-Lòng Từ bi. 2. Thức nhận mọi sự vật hiện hữu cuộc đời là biến đổi vô thường và “chúng” có những Tính, Tướng, Thể, Dụng khác nhau; nhưng đều bình đẳng trong cùng một phật tính-Trí Sáng Suốt.
Với nhận thức ấy, đạo Phật quả đã đề cao giá trị con người lên tột định cao sang, đó là giá trị bình đẳng giữa Phật và chúng sinh-một sự bình đẳng triệt để và cứu cánh là, tất cả chúng sinh đều có phật tính và sẽ thành Phật trong mai sau, nếu chúng sinh biết giác ngộ. Đạo Phật đã đặt Con Người vào thế chủ động, để tự cứu và cứu người, cứu đời, một cuộc dấn thân có ý nghĩa.
Giáo lý đạo Phật dạy cho con người nhận rõ thực chất của mỗi công việc làm mà thí dụ dưới đây là một bằng chứng. Hai người cùng thi hành một việc nghĩa, một người chỉ biết làm với bổn phận và hết lòng; người kia, trái lại, họ làm là cốt để thỏa mãn lòng ham danh, vụ lợi. Tuy là cùng một việc mà hai 1ý nghĩa khác nhau. Ta hãy hy sinh thân thể mình cho những lý tưởng cao thượng, những hành động chân chính và những sự nghiệp lớn lao. Chỉ khi nào người ta thực hành theo tiếng gọi của lương tâm, của lòng thương yêu và trí sáng suốt mới thật là thể hiện tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ của đạo Như Thật. Cho nên, mọi giá trị thực hành trong đạo Phật là, nhằm mục đích Chân hóa (tôn trọng sự thật: Lẽ phải); Thiện hóa (con người, theo đạo Phật là luôn luôn đổi mới tâm hồn và cải tạo hoàn cảnh, nếp sống mình và làm hiển lộ sự trong sáng trong mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm, biết hướng về nẻo Thiện: đó là con đường dẫn đến chính đạo); Mỹ hóa (để làm đẹp cho chính tự thân và cho cuộc sống). Do đó, nhiệm vụ trước tiên và sau cùng của đạo Phật là Xây dựng cõi Niết Bàn hạnh phúc trên trần thế. Vậy Niết Bàn là gì?–Niết Bàn (Phạn ngữ: Nirvàna) là một trạng thái tâm linh hoàn toàn tĩnh (trong sáng), biểu thị sự an vui, tự tại, giải thoát và chỉ thể hiện sau khi con người đã trừ diệt hết Tham (mọi ham muốn bất chính) Sân (oán hờn, giận dữ, ganh ghét), Si (mê chấp ngã tướng, pháp tướng...). Niết Bàn là lý tưởng cao đẹp nhất của chúng sinh. Nó không phải ở ngoài thực tại cuộc đời này. Nói cách khác, Niết Bàn chỉ là trạng thái tâm hồn của con người, một khi đã hoàn toàn giác ngộ, thoát khỏi những mê muội, đau khổ, không còn bị ràng buộc bỡi phiền não nhiễm uế, đồng thời thể nhập với toàn thể vũ trụ không gian vô biên... thời gian vô tận..., và vượt ra ngoài cảnh sinh diệt tương đối. Đó là đứng về phương diện giải thoát tâm linh mà nói. Còn đứng về phương diện nhập thế hóa đạo, thì, đạo Phật đề ra các pháp môn thông dụng như: “Tứ Nhiếp Pháp”, “Lục Hòa” là những pháp môn thiết yếu nhằm xây dựng:
- Một đời sống kiểu mẫu: PHẬT
- Một gia đình kiểu mẫu: TĂNG
- Một xã hội kiểu mẫu: NHÂN BẢN
- Một nhân loại kiểu mẫu: TỊNH ĐỘ
- Một lý tưởng tối cao: PHẬT ĐẠO
Trên bước đường dẫ đến lý tưởng “Phật”, con người, nếu muốn thành công viên mãn, cần phải học, hiểu và tin giáo lý do đức Phật đã thực chứng giác ngộ thuyết giải rồi nương theo đó, để làm tiêu diệt lần những bản ngã nhỏ bé, ích kỷ, để phát hiện những tình thương cao rộng và để vui sống với hoàn cảnh... chung quanh. “Chẳng có hạnh phúc nào có thể so sánh được với sự yên tĩnh của tâm trí” (Digha – Nikàya). Thật vậy, hạnh phúc và văn minh nói chung, có thể coi như phát xuất từ trái tim trong, khối óc sáng nơi mỗi con người chúng ta. Khi con người đã biết thương yêu, bao bọc và giúp đỡ lẫn nhau thì công cuộc Xây Dựng Một Xã Hội Người Văn Minh, Giác Ngộ và Giải Thoát sẽ không còn xa rồi nữa. Nếu mọi người biết áp dụng đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, thiết tưởng Cảnh Niết Bàn Chân Hạnh Phúc sẽ hiện ra ở ngay thế giới này, chứ chẳng cần phải tìm ở một nơi nào xa lạ? Ngoài đạo Phật, chúng ta tìm đâu có những kết quả tốt đẹp ấy.
III. ĐẠO PHẬT, NGUỒN SỐNG VÔ TẬN
Đạo Phật tượng trưng cho lý tưởng sống cao siêu và rất thực tiễn của con người. Nói tắt, nguồn giáo lý ấy bao gồm trong một chữ “Pháp”. Chữ này có nghĩa là “vạn sự vạn vật”
(tức Nhất Thiết Pháp). Và, do đấy mà, mọi lý luận, mọi quan niệm về Lẽ sống, Cách sống, Lối sống và Mọi sự sống trên đời, đạo Phật đều trình bày một cách chính xác, từ đại thể tới chi tiết của từng sự vật, hiện tượng–“Pháp nhĩ như thị”, muôn vàn sự vật bản lai là như thế đó. Cũng như nói rằng đạo tức là đời, vì đạo cần phải gắn kết với cuộc đời để tồn tại và triển khai. Hay nói các khác, đạo Phật là Nguồn Sống Của Mọi Sự Sống... Ta có thể hình dung “đạo” qua những từ ngữ, như “Thường” (chân thường, vĩnh viễn); “Lạc” (an vui, giải thoát); “Ngã” (tự chủ, tự do, tự tại); “Tịnh” (Trong sạch, sáng suốt, hoàn toàn); hoặc như Ánh đạo vàng rực rỡ, như bông Sen nở giữa đầm mà hương thơm thì tỏa khắp mọi nơi. Giáo lý đạo Phật là dạy cho con người, biết sống đúng tinh thần “từ bi, vị tha” để làm đẹp cho chính mình và cho cuộc đời. Điều này lịch sử đã chứng minh.
Đạo Phật, không phải “cố cựu” cũng không phải “cách tân”, mà chỉ là những phương thuốc điều trị mọi tâm bệnh, thân bệnh của con người, chúng sinh, nghĩa là, tùy trình độ, căn cơ mà hóa độ. Bất cứ làm công việc gì hễ có lợi cho mình, cho người, đấy là đạo Phật.
Với tinh thần tích cực ấy, đạo Phật đâu phải là phản tiến hóa, đi ngược trào lưu, làm hèn yếu con người như một số người đã nhìn đạo Phật dưới nhiều danh từ phản hóa sai lầm, bỏ ngoài cả thời đại suy đồi và phái tiêu cực. Không. Bằng vào tuệ giác, đạo Phật đã nhìn đời một cách toàn triệt, nên quan niệm của đạo Phật có hai điều:
- Đức Phật là người cầm đuốc dẫn đường, là bậc đạo sư muôn thuở.
- Giáo lý đạo Phật là dạy cho con người quán đạt chân lý để tự thân giải thoát khổ đau, mê tối.
Nói tóm, đạo Phật có đủ phương thức giải thoát cho con người, chúng sinh, hết mọi mê tối, khổ đau, và sống cuộc sống an vui, tự tại–một đạo tôn trọng lý trí của người và quyền sống của hết thảy. Do đấy, đạo Phật truyền bá tới đâu là cũng được quần chúng hoan nghênh, tin tưởng và phụng sự, khác nào như vầng thái dương chiếu tự trên cao, không một nơi nào lại không có ánh sáng.
Đạo Phật là chân lý. Vì, “đạo Phật là tất cả”–Vô cùng thu về một điểm = PHẬT (chân lý). “Tất cả là đạo Phật”–một điểm tỏa rộng khắp pháp giới bao la = GIÁO (phương pháp đạt tới chân lý). Đấy là Tinh Hoa trong toàn bộ giáo lý đạo Phật.
Đạo Phật tượng trưng cho lý tưởng sống cao siêu và rất thực tiễn của con người. Nói tắt, nguồn giáo lý ấy bao gồm trong một chữ “Pháp”. Chữ này có nghĩa là “vạn sự vạn vật”
(tức Nhất Thiết Pháp). Và, do đấy mà, mọi lý luận, mọi quan niệm về Lẽ sống, Cách sống, Lối sống và Mọi sự sống trên đời, đạo Phật đều trình bày một cách chính xác, từ đại thể tới chi tiết của từng sự vật, hiện tượng–“Pháp nhĩ như thị”, muôn vàn sự vật bản lai là như thế đó. Cũng như nói rằng đạo tức là đời, vì đạo cần phải gắn kết với cuộc đời để tồn tại và triển khai. Hay nói các khác, đạo Phật là Nguồn Sống Của Mọi Sự Sống... Ta có thể hình dung “đạo” qua những từ ngữ, như “Thường” (chân thường, vĩnh viễn); “Lạc” (an vui, giải thoát); “Ngã” (tự chủ, tự do, tự tại); “Tịnh” (Trong sạch, sáng suốt, hoàn toàn); hoặc như Ánh đạo vàng rực rỡ, như bông Sen nở giữa đầm mà hương thơm thì tỏa khắp mọi nơi. Giáo lý đạo Phật là dạy cho con người, biết sống đúng tinh thần “từ bi, vị tha” để làm đẹp cho chính mình và cho cuộc đời. Điều này lịch sử đã chứng minh.
Đạo Phật, không phải “cố cựu” cũng không phải “cách tân”, mà chỉ là những phương thuốc điều trị mọi tâm bệnh, thân bệnh của con người, chúng sinh, nghĩa là, tùy trình độ, căn cơ mà hóa độ. Bất cứ làm công việc gì hễ có lợi cho mình, cho người, đấy là đạo Phật.
Với tinh thần tích cực ấy, đạo Phật đâu phải là phản tiến hóa, đi ngược trào lưu, làm hèn yếu con người như một số người đã nhìn đạo Phật dưới nhiều danh từ phản hóa sai lầm, bỏ ngoài cả thời đại suy đồi và phái tiêu cực. Không. Bằng vào tuệ giác, đạo Phật đã nhìn đời một cách toàn triệt, nên quan niệm của đạo Phật có hai điều:
- Đức Phật là người cầm đuốc dẫn đường, là bậc đạo sư muôn thuở.
- Giáo lý đạo Phật là dạy cho con người quán đạt chân lý để tự thân giải thoát khổ đau, mê tối.
Nói tóm, đạo Phật có đủ phương thức giải thoát cho con người, chúng sinh, hết mọi mê tối, khổ đau, và sống cuộc sống an vui, tự tại–một đạo tôn trọng lý trí của người và quyền sống của hết thảy. Do đấy, đạo Phật truyền bá tới đâu là cũng được quần chúng hoan nghênh, tin tưởng và phụng sự, khác nào như vầng thái dương chiếu tự trên cao, không một nơi nào lại không có ánh sáng.
Đạo Phật là chân lý. Vì, “đạo Phật là tất cả”–Vô cùng thu về một điểm = PHẬT (chân lý). “Tất cả là đạo Phật”–một điểm tỏa rộng khắp pháp giới bao la = GIÁO (phương pháp đạt tới chân lý). Đấy là Tinh Hoa trong toàn bộ giáo lý đạo Phật.
Xin thân tặng những ai muốn tìm hiểu ĐẠO PHẬT LÀ GÌ?
No comments:
Post a Comment