Sunday, June 28, 2009

Năm Triền cái


Tỳ kheo Brahmavamso
Binh Anson lược dịch
Chướng ngại chính cản trở sự thành công trong hành thiền và phát tuệ giải thoát thường có dạng của một trong năm loại triền cái. Toàn thể pháp hành đưa đến Giác ngộ có thể được diễn tả như một nỗ lực để vượt qua năm chướng ngại nầy, đầu tiên là tạm thời đè nén chúng để đắc thiền-na và phát tuệ minh sát, rồi dần dần chế ngự chúng một cách vĩnh viễn qua công phu phát triển Bát Chánh Đạo.

Năm chướng ngại đó là gì? Đó là:
  • Tham dục (Kamacchanda)
  • Sân hận (Vyapada)
  • Hôn trầm (Thina-middha)
  • Trạo cử (Uddhacca-kukkucca)
  • Hoài nghi (Vicikiccha)

Saturday, June 27, 2009

Tình thương trong đạo Phật



Thích Nhuận Hải

Có nhiều người cho rằng đạo Phật là đạo diệt dục, là đạo lý dạy con người diệt trừ tất cả mọi ước mơ, mọi mong muốn, mọi thương yêu, là giáo lý bi quan yếm thế… Nói như vậy quả là một ngộ nhận rất lớn và chứng tỏ là họ chưa hiểu gì về đạo Phật. Trong khi đó giáo lý về tình thương là một đề tài rất lớn mà đức Phật luôn đề cập đến trong nhiều kinh, được xem là vấn đề cốt tuỷ trong đạo Phật.

Friday, June 26, 2009

The Four Noble Truths


1. Life means suffering.

To live means to suffer, because the human nature is not perfect and neither is the world we live in. During our lifetime, we inevitably have to endure physical suffering such as pain, sickness, injury, tiredness, old age, and eventually death; and we have to endure psychological suffering like sadness, fear, frustration, disappointment, and depression. Although there are different degrees of suffering and there are also positive experiences in life that we perceive as the opposite of suffering, such as ease, comfort and happiness, life in its totality is imperfect and incomplete, because our world is subject to impermanence. This means we are never able to keep permanently what we strive for, and just as happy moments pass by, we ourselves and our loved ones will pass away one day, too.

2. The origin of suffering is attachment.





The origin of suffering is attachment to transient things and the ignorance thereof. Transient things do not only include the physical objects that surround us, but also ideas, and -in a greater sense- all objects of our perception. Ignorance is the lack of understanding of how our mind is attached to impermanent things. The reasons for suffering are desire, passion, ardour, pursuit of wealth and prestige, striving for fame and popularity, or in short: craving and clinging. Because the objects of our attachment are transient, their loss is inevitable, thus suffering will necessarily follow. Objects of attachment also include the idea of a "self" which is a delusion, because there is no abiding self. What we call "self" is just an imagined entity, and we are merely a part of the ceaseless becoming of the universe.


3. The cessation of suffering is attainable.





The cessation of suffering can be attained through nirodha. Nirodha means the unmaking of sensual craving and conceptual attachment. The third noble truth expresses the idea that suffering can be ended by attaining dispassion. Nirodha extinguishes all forms of clinging and attachment. This means that suffering can be overcome through human activity, simply by removing the cause of suffering. Attaining and perfecting dispassion is a process of many levels that ultimately results in the state of Nirvana. Nirvana means freedom from all worries, troubles, complexes, fabrications and ideas. Nirvana is not comprehensible for those who have not attained it.


4. The path to the cessation of suffering.

There is a path to the end of suffering - a gradual path of self-improvement, which is described more detailed in the
Eightfold Path. It is the middle way between the two extremes of excessive self-indulgence (hedonism) and excessive self-mortification (asceticism); and it leads to the end of the cycle of rebirth. The latter quality discerns it from other paths which are merely "wandering on the wheel of becoming", because these do not have a final object. The path to the end of suffering can extend over many lifetimes, throughout which every individual rebirth is subject to karmic conditioning. Craving, ignorance, delusions, and its effects will disappear gradually, as progress is made on the path.

Link source: http://www.thebigview.com/buddhism/fourtruths.html

The Noble Eightfold Path



The Noble Eightfold Path describes the way to the end of suffering, as it was laid out by Siddhartha Gautama. It is a practical guideline to ethical and mental development with the goal of freeing the individual from attachments and delusions; and it finally leads to understanding the truth about all things. Together with the Four Noble Truths it constitutes the gist of Buddhism. Great emphasis is put on the practical aspect, because it is only through practice that one can attain a higher level of existence and finally reach Nirvana. The eight aspects of the path are not to be understood as a sequence of single steps, instead they are highly interdependent principles that have to be seen in relationship with each other.


Bát chánh đạo


Trích "Phật Học Phổ Thông"
HT. Thích Thiện Hoa


A. Mở Ðề

Trong 37 món trợ đạo, Bát Chánh đạo là một pháp môn chính, được nhắc nhở đến nhiều nhất. Vì thế, mỗi khi nói đến Ðạo đế là người ta liên tưởng đến Bát Chánh đạo. Thậm chí có người tưởng lầm rằng Ðạo đế với Bát Chánh đạo là một.


Sở dĩ Bát Chánh đạo được xem là pháp môn chính của Ðạo đế, vì pháp môn nầy rất đầy đủ có thể bao gồm được các pháp môn khác của Ðạo đế. Nó rất phù hợp với mọi căn cơ, mọi thời đại, mọi phương sở; đối với Tiểu Thừa cũng như Ðại Thừa, người Ðông phương cũng như Tây phương ai ai cũng đều công nhận giá trị hoàn toàn cao cả của Bát Chánh đạo, và đeù áp dụng pháp môn nầy trong sự tu hành của mình để doạn trừ phiền não khổ đau, hầu bước lên con đường giải thoát, an vui, tự tại.

Thực hành Từ Bi Hỷ Xả trong đời sống hàng ngày


Vào thời Đức Thế Tôn còn tại thế, rất nhiều người theo Bà la môn giáo tin rằng sau khi chết họ sẽ được sanh lên Trời sống với đấng Phạm Thiên (Brahma) bất tử . Một hôm có một vị Bà la môn đến hỏi Đức Phật rằng, con người nên làm gì để có thể biết chắc là mình sẽ hoà cùng với đấng Phạm Thiên sau khi chết . Đức Phật đã dạy :" Phạm Thiên chính là suối nguồn của tình thương, vì vậy muốn hòa mình cùng đấng Phạm Thiên ông phải thực tập tứ vô lượng tâm là Từ, Bi, Hỷ, Xả…"Từ" tiếng Sanskrit là Maitri, tiếng Pàli là Metta . "Bi" là Karuna và "Hỷ" là Mudita theo cả hai hệ thống ngôn ngữ "Xả" tiếng Sanskrit là Upeksha và tiếng Pàli là Upekkha . Tứ vô lượng tâm là bốn trạng thái của tình thương yêu chân thật . Chúng được gọi là vô lượng bởi vì nếu bạn thực tập những trạng thái tâm này, chúng sẽ gia tăng hàng ngày cho đến khi bao trùm cả vũ trụ . Bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn và những người quanh bạn cũng trở nên hạnh phúc hơn nhờ thực tập Tứ vô lượng tâm này.


Monday, June 22, 2009

Tìm hiểu đạo phật


Trích "Phật học tinh hoa" - Đức Nhuận
VIỆN TRIẾT LÝ VIỆT NAM & TRIẾT HỌC THẾ GIỚI
Sao trăng có thể rơi
Núi đá có thể lở
Biển đại dương có thể cạn
Lời nói của đức Phật trăm kiếp ngàn đời vẫn Như Thật


- Kinh Dược Sư

"Hỡi chư tăng, tựa như nước của bể cả chỉ thấm nhuần một hương vị: Hương vị mặn của muối. Đạo lý của ta cũng chỉ thấm nhuần một hương vị: Hương vị của đạo Giải Thoát."

Sunday, June 21, 2009

Compassion as the Source of Happiness


His Holiness the Fourteenth Dalai Lama
Transcribed and lightly edited by Alexander Berzin
With clarifications indicated in violet between square brackets

We are here; we exist and we have the right to exist. Even non-sentient beings like flowers have the right to exist. If negative force is exerted against them, then, on a chemical level, flowers repair themselves to survive. But [more than that], we human beings including insects, even amoebas, the smallest beings are considered sentient beings. [And as sentient beings, we have even more mechanisms to help us survive.


Friday, June 19, 2009

Lòng từ bi, nền tảng của hạnh phúc của con người



Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: HT.Thích Trí Chơn
Trích từ cuốn sách: "Compassion: The Basis For Human Happiness"

Tôi nghĩ mọi người ai cũng đề cao cái "Tôi" của mình. Chúng ta không thể giải thích tại sao, nhưng sự thực nó là như vậy. Từ đó, con người muốn có hạnh phúc và không thích khổ đau. Đây là điều hợp lý bởi lẽ các bạn có quyền mưu tìm để thành đạt có được hạnh phúc càng nhiều càng tốt, và quý vị cũng có quyền lẫn tránh khổ đau.
Toàn thể lịch sử loài người đã phát triển trên căn bản của ý tưởng này. Thực vậy, theo quan điểm Phật giáo, nó không chỉ giới hạn trong thế giới con người mà ngay cả loài côn trùng bé nhỏ nhất, tất cả đều cố gắng mong có được hạnh phúc và lánh xa khổ đau.

Lòng từ bi là nền tảng của hòa bình thế giới


Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Hòa Thượng Thích Trí Chơn(Trích từ tập sách “A Human Approach to World Peace”)
Lời dẫn: Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gytso, một dòng các vị quốc trưởng Phật Giáo hóa thân của Tây Tạng, có từ thế kỷ thứ 14, là một nhà lãnh đạo tinh thần hiện đại, người đã biểu lộ ý thức và sự quan tâm sâu xa đến những vấn đề xã hội ngày nay. Sinh ra trong một gia đình nông dân, vào năm lên hai tuổi, ngài được công nhận là hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, vốn là vị tiền nhiệm của ngài, theo truyền thống Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma được xem là nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và tâm linh của nhân dân Tây Tạng.


Wednesday, June 17, 2009

Phật giáo, nền tảng của Khoa học


TIẾN VÀO RANH GIỚI CỦA TÂM

Trích từ quyển: "Phật Giáo, nền tảng của khoa học"
Hòa thượng Prayudh Payutto
Tỳ kheo Thích Tâm Quang dịch
GIỚI HẠN CỦA KIẾN THỨC KHOA HỌC

Bây giờ chúng tôi muốn đề cập đến những giới hạn về kiến thức và nghiên cứu của khoa học. Trở lại như đã nói trước đây, chúng tôi có nói đến bản chất khác biệt và phạm vi đối tượng của chúng ta về kiến thức gợi lên một số nhận định. Chúng tôi có nói rằng Phật Giáo nghiên cứu phạm vi con người và xác nhận hiểu thấu sự thực của con người là có thể hiểu được trọn vẹn vũ trụ, trong khi khoa học chỉ đặt trọng tâm vào sự nghiên cứu thế giới bên ngoài mà kiến thức này chỉ đưa đến sự hiểu biết về thế giới vật chất. Cùng tột kiến thức này chỉ đưa đến ranh giới của tâm mà thôi vì nó chỉ ảnh hưởng thế giới vật chất (và ngược lại) trong một phạm vi giới hạn.


Monday, June 15, 2009

Làm thế nào để giác ngộ

Tỳ Khưu Bodhi
Bình Anson lược dịch

Danh từ “phật-đà” (buddha) đã được biết và sử dụng trước khi Đức Phật lịch sử xuất hiện tại Ấn Độ. Danh từ này có nghĩa là “giác ngộ”, và các đạo sĩ thời đó thường bàn luận về câu hỏi “Thế nào là một vị Phật? Ai là người giác ngộ?” Một lần nọ, có một vị đạo sĩ già, tên Brahmayu, nghe tin có ngài ẩn sĩ Cồ-đàm, người ta tin rằng là một vị Phật, vừa du hành đến thị trấn của ông ta, nên ông quyết định đến thăm Ngài (Trung bộ, kinh 91). Khi đạo sĩ Brahmayu đến nơi Đức Phật ngự, Ngài đang thuyết giảng cho hội chúng cư dân vùng đó. Hội chúng ấy thấy đạo sĩ Brahmayu từ xa đi đến, liền nhường chỗ cho ông vì ông được nhiều người biết đến và có danh tiếng. Biết ông là một vị bà-la-môn đáng kính, bậc thầy có nhiều đệ tử, Đức Phật mời ông đến trước hội chúng và ngồi cạnh Ngài.

Sunday, June 14, 2009

Xây dựng hôn nhân theo con đường phật giáo

ThS. Thích Giải Hiền
Nhiều người cho rằng Phật Giáo mang tư tưởng xuất thế nên không chủ trương có gia đình, không khuyến khích kết hôn, cũng tương đồng với việc cho rằng người theo đạo Phật đều phải xuất gia. Thật ra, đây là một quan niệm sai lầm.

Vào thời Đường, thời Tống cư sĩ tại gia của Phật Giáo rất phát triển, điều này được chứng minh bởi các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật Giáo như văn bia, tranh họa, tác phẩm điêu khắc, Đôn Hoàng Thạch Quật... đã miêu tả rất đậm nét các mối quan hệ trong cuộc sống gia đình, quan hệ hôn nhân... Sau thời Nguyên Phật Giáo từ từ lui vào chốn sơn lâm, xa rời quần chúng, điều này càng làm cho quần chúng ngộ nhận cho rằng Phật Giáo là tiêu cực và chạy trốn hiện thực. Từ đó, dẫn đến việc nhiều người khi thấy con cái gần chùa, gần thầy liền lo sợ con mình sẽ đi tu, gia đình sẽ tuyệt tự. Kỳ thật, gần thầy, gần chùa chưa chắc đã xuất gia vì không phải bất kỳ ai cũng có thể xuất gia được.



Saturday, June 13, 2009

Đạo đức và hạnh phúc


Viên Trí
Mọi người hẳn sẽ nhất trí với lời phát biểu rằng đạo đức là giá trị cao quý nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại, đặc biệt là thế giới ngày nay. Từ điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi tình cảm và ý chí”. Theo Aristote, “Mục đích trực tiếp của con người không phải là cái hay, cái đẹp mà chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính của một con người... Hạnh phúc đồng nghĩa với đạo đức.”



Friday, June 12, 2009

Sống trong hiện tại

Trích "Bóng Nguyệt Lòng Sông"
Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải
Con người đau khổ là vì hoài niệm quá khứ và mơ tưởng đến tương lai, không bao giờ sống trọn vẹn với hiện tại. Một kỷ niệm, nếu là chuyện vui đã làm ta vô cùng thích thú, thì ta ưa làm cho nó sống lại bằng trí tưởng tượng. Chẳng hạn ta hồi tưởng một cuộc đi chơi núi với những người bạn thân. Ta nhớ đến lúc chuẩn bị cuộc hành trình, những người tham dự, nhớ đến cảnh đẹp trên những con đường đã đi qua, nhớ tới khi lên đến đỉnh núi, nhìn thấy cảnh trí đẹp như thế nào, nhớ những lời nói, động tác của những người bạn trong lúc đó. Dĩ vãng trở về trong vòm trời tâm thức ta như một khúc phim sống động làm ta say mê, đắm chìm trong đó, không còn biết gì tới hiện tại với những tiếng động chát chúa khó ưa: tiếng ồn của xe cộ, của người, của vật, của ống loa phóng thanh, của toàn những thứ "oan gia tụ hội"! Đó quả thực là một cách trốn chạy hữu hiệu không khác gì một liều thuốc an thần, một cuộc rượu, một ván bài, một trò giải trí, hay một thời tham thiền nhập định, nếu thiền định đây chỉ là "làm trống không cái tâm, không nhớ nghĩ". Bởi vì chung quy đó đều là những phương tiện tạm thời giúp ta chạy trốn thực tại trong chốc lát, cái thực tại đau khổ mà ta muốn thoát ly.



Công dụng của Giới đức

Tỳ kheo Thanissaro
Bình Anson lược dịch
Tỳ kheo Thanissaro là một tu sĩ người Mỹ, viện chủ thiền viện Metta (Từ bi), bang California, Hoa Kỳ.
-oOo-
Đức Phật được ví như một vị lương y, chữa bệnh tâm linh cho loài người. Con đường hành đạo Ngài dạy được ví như một chương trình trị liệu các đau khổ trong tim và trí óc. Ví dụ này thường được thấy trong kinh điển, để ca ngợi Đức Phật và lời dạy của Ngài, tuy đã xưa nhưng cũng rất thích hợp cho ngày nay. Thiền định Phật giáo được xem như một phương cách chữa trị, và giờ đây có nhiều nhà tâm lý trị liệu đã thử dùng phương cách này như một phần trong công tác trị liệu của họ.


Thursday, June 11, 2009

The 10 Essential Rules for Slowing Down and Enjoying Life More

 

It’s an irony of our modern lives that while technology is continually invented that saves us time, we use that time to do more and more things, and so our lives are more fast-paced and hectic than ever.

Life moves at such a fast pace that it seems to pass us by before we can really enjoy it.

Tuesday, June 9, 2009

Khoa học và Phật Giáo



Trần Chung Ngọc

Cách đây 18 năm, Fritjof Capra xuất bản cuốn "Đạo của Vật Lý" (The Tao of Physics). Cuốn này tức thời nổi tiếng, cả hai giới khoa học và bình dân đều tán thưởng cuốn sách này. Phản ứng trên thật ra cũng dễ hiểu, vì có thể nói đây là lần đầu tiên một vật lý gia đã viết một cách bình dân dễ hiểu để đưa ra và so sánh khá nhiều những sự giống nhau giữa những quan niệm mới của khoa vật-Lý-học các hạt nhỏ và triết lý tôn giáo Đông phương, đặc biệt nhất là Đạo Phật. Sau đó Gary Zukav xuất bản cuốn "Các Thầy Vật lý nhảy múa" ( The Dancing of Wu-Li Master ), và Micheal Talbot, cuốn "Huyền Nhiệm Học và Vật-Lý mới" ( Mysticism and the New Physics ). Hai cuốn nầy viết theo đường hướng giống như của Capra nhưng không có gì đặc biệt hơn, và cũng không nổi tiếng bằng cuốn " The Tao of Physics ".


Giáo sư Trịnh Xuân Thuận nói về tinh thần khoa học của Phật giáo


Đỗ Kim Thêm, Võ Thị Diệu Hằng dịch



GIỚI THIỆU:
Theo Wikipedia:
  • Trịnh Xuân Thuận (sinh 1948 tại Hà Nội) là một chuyên gia người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, là một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình. Ông đã nhận lãnh nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên văn và trong lĩnh vực văn hoá xã hội.
  • Giải thưởng: Giải Moron 2007 của Hàn lâm viện Pháp
Theo VietNamNet:
  • Quá trình công tác, thành tích, công trình nghiên cứu:- Năm 1966 sau khi đỗ tú tài, ông du học Thụy Sĩ, sau đó được học bổng sang học tại Hoa Kỳ. - Tốt nghiệp Học viện Công nghệ California (CALTECH), bảo vệ Luận văn Tiến sĩ tại Đại học Princeton.
    Ông hiện là giáo sư ĐH Virginia (Mỹ).

    Trong lĩnh vực nghiên cứu thiên văn, Trịnh Xuân Thuận có nhiều đóng góp, trở thành nhà vật lý thiên văn nổi tiếng. Ông sống độc thân và dành cả cuộc đời để nghiên cứu thiên văn. Những tác phẩm của ông chủ yếu nghiên cứu về thiên văn nhưng đẫm chất văn chương và triết học đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam như: - Giai điệu bí ẩn (1988); tác phẩm best - seller ở Pháp và được dịch ra nhiều thứ tiếng.- Số phận của vũ trụ, Big Bang và sau đó (1992).- Hỗn độn và hài hòa (1998). - Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2000).- Nguồn gốc và nỗi buồn (2003)...
-ooOoo-



Sunday, June 7, 2009

The way to freedom






Tác giả: HIS HOLINESS THE DALAILAMA

CONTENT
ACKNOWLEDGEMENT
FOREWARD
INTRODUCTION
CHAPTER 1 THE TEACHING
CHAPTER 2 THE TEACHER
CHAPTER 3 THE OPPORTUNITY
CHAPTER 4 DEATH
CHAPTER 5 REBIRTH
CHAPTER 6 REFUGE
CHAPTER 7 KARMA
CHAPTER 8 THE FOUR TRUTHS
CHAPTER 9 THE BODHISATTVA IDEAL
CHAPTER 10 THE BODHISATTVA DEEDS




To practice Buddhism is to wage a struggle between the negative and positive forces in your mind. The meditator seeks to undermine the negative and develop and increase the positive. The teachings in this book are meant to transform the mind; to read or listen to a single passage can bring great benefit.

There are no physical markers by which to measure progress in the struggle between the positive and negative forces in consciousness. Changes begin when you first identify and recognize your delusions, such as anger and jealousy. One then needs to know the antidotes to delusion, and that knowledge is gained by listening to the teachings. There is no simple way to remove delusions. They cannot be extracted surgically. They have to be recognized, and then, through the practice of these teachings, they can be gradually reduced and then completely eliminated.

Friday, June 5, 2009

Làm Sao Ðể Chúng Ta Không Còn Bị Phiền Não Trong Cuộc Sống?

Viện Nghiên cứu Thiền quán
(Vipassana Research Institute)

Tất cả mọi người đều muốn sống một cách an lạc và hạnh phúc. Tuy nhiên, ai cũng có lúc bị phiền não, bực dọc; và những khi ấy, chẳng những bản thân mình đã bị bực bội, khổ sở mà cả những người chung quanh cũng có thể bị ảnh hưởng lây do những cử chỉ, lời nói thiếu hòa nhã của mình. Tất nhiên, không ai muốn vậy cả. Thế nhưng tại sao chúng ta cứ tiếp tục bị bực bội, khó chịu, khổ sở…? Vì người nào đó làm trái ý với ta, vì một sự việc nào đó xảy ra không như ý muốn, hay một sự việc mình muốn lại không xảy đến cho mình. Mấy ai trên thế gian này hoàn toàn tránh được những tình huống ấy?! Vậy, vấn đề đặt ra là CÓ CÁCH NÀO ÐỂ GIÚP CHO TA KHỎI BỊ PHIỀN NÃO HAY KHÔNG? LÀM SAO CHÚNG TA LUÔN GIỮ ÐƯỢC SỰ AN LẠC, TỰ TẠI VÀ HẠNH PHÚC?


Thursday, June 4, 2009

10 Tips To Creating A Powerful Morning Ritual

1- Get Up- Do not hit the snooze button. When the alarm goes off, the time for sleep is over. Your day will go so much better if you wake up excited to start it.

2- Drink Water- You need at least a pint of water first thing in the morning. This will get you hydrated and off to a great start. If you do not like the taste of plain water add slices of citrus fruit to flavor it; limes, lemons and oranges will all work.

Wednesday, June 3, 2009

Con Ðường Trung đạo của Ðức Phật và Tâm lý trị liệu pháp của phương Tây


Nguyên tác: "The Buddha’s Middle Way and Western Psychotherapy", Shanti Tayal
Việt dịch: Trần Như Mai
Mục đích của tâm lý trị liệu pháp là để chữa trị, thoa dịu và làm vơi bớt nỗi khổ đau của những người đang bị dày vò bởi nhiều vấn đề nan giải trong cuộc sống, hay những người được chẩn đoán là đang mắc bệnh tâm thần. Về điểm này, một số câu hỏi sau đây vẫn chưa có sự đồng thuận: tâm lý trị liệu pháp là gì, bệnh tâm thần là gì, kỹ thuật chữa trị ra sao, mục đích để làm gì, làm thế nào để chữa lành bệnh, hoặc phương pháp này hữu hiệu ra sao. Nói cách khác, bằng cách đặt những câu hỏi ấy, chúng ta đòi hỏi sự xác nhận vị trí của phương pháp này trong hệ thống tâm lý trị liệu của phương Tây.


Tuesday, June 2, 2009

Khía cạnh thực tế của Đạo Phật


Trích từ quyển "Con đường hạnh phúc"
Viên Minh
Nhiều người khi tìm hiểu Phật Giáo đã đặt ra những câu hỏi xa vời như: Niết Bàn là gì? Làm sao biết có kiếp sau? Vũ trụ do đâu mà hiện hữu? Con người từ đâu đến và sau khi chết họ sẽ đi về đâu? v.v. Nhưng ít khi họ nghĩ đến những vấn đề thiết thực như: Đạo Phật có đáp ứng được những nguyện vọng của chúng ta trong hiện tại không? Đối với Đạo Phật, làm thế nào để sống một đời sống hạnh phúc? Đạo Phật có chủ trương xây dựng một xã hội lành mạnh hay không?


The Three Secrets to Happiness



We all know that money can’t buy happiness … but many times we act as if we’d be happier with a bit more money. We are conditioned to want to be rich (when we know the rich aren’t happy either); we are trained to want the latest gadget or style that television tells us to want; we want to earn more money because then we’ll have the good life.

But none of that will bring us happiness. No matter how much we earn, no matter how much we have in the bank, no matter how nice our clothing or cars or toys, none of it will make us happier. And the sad thing is that it could take us decades of pursuing wealth and luxury items before we realize this.

Monday, June 1, 2009

Nghệ Thuật Sống Thiền Vipassana


Thiền Sư S.N. Goenka
Nguyên Tác: The Art of Living - Vipassana Meditation, By S.N.Goenka
Tham khảo bản anh ngữ tại địa chỉ: http://www.dhamma.org/en/art.shtml


Giới Thiệu:

Thiền sư S.N.Goenka dạy thiền Vipassana (Thiền minh sát) theo truyền thống của cố Thiền sư người nước Miến Điện tên gọi là Đức Thầy U Ba Khin.

Mặc dù gốc Ấn Độ, Thiền sư Goenka sinh trưởng tại Miến Điện. Khi còn ở tại Miến điện, Thiền sư may mắn được gặp và thọ giáo Đức Thầy U Ba Khin pháp Thiền Vipassana. Sau khi theo học được 14 năm, vào năm 1969, Thiền sư Goenka sang Ấn độ lập nghiệp và bắt đầu dạy Thiền từ đó. Tại một nước mà giai cấp và tôn giáo còn rất nhiều chia rẽ, các khóa Thiền do Thiền sư tổ chức đã thu hút hàng ngàn người thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội. Thêm vào đó, nhiều người khắp nơi trên thế giới tìm đến theo học.