Thursday, October 8, 2009

Vài nét về Thiền Vipassana tại Việt Nam hiện nay

LTS: Thiền Vipassana (Thiền Tứ niệm xứ hay Nội quán, Minh sát tuệ) là dòng thiền cổ xưa nhất của Phật giáo. Pháp hành này lấy thân, thọ, tâm, pháp làm đối tượng quán chiếu. Hành giả nhận ra tất cả những cảm thọ và chuyển động trên thân cũng như tâm, giữ tâm quân bình và tỉnh thức để đoạn trừ tham, sân, si, đạt đến giải thoát. Từ những thăng trầm của Phật giáo tại đất Ấn, dòng thiền này đã được truyền bá sang nhiều quốc gia lân cận, trong đó Myanmar được xem là nơi gìn giữ pháp tu này một cách cẩn mật nhất với những vị thiền sư nhiều đời tiếp nối. Trong bối cảnh Phật giáo Việt Nam đang khởi phát nhiều pháp thiền, trong đó có Vipassana, nguyệt san Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với TT.Thích Bửu Chánh - Viện chủ Trung tâm thiền Minh sát Phước Sơn, Đồng Nai - về những vấn đề xung quanh dòng thiền này, xin giới thiệu đến quý vị độc giả. NSGN

Sunday, September 27, 2009

Thiền chữa trị thân tâm

Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha). Ngày nay, những nguyên tắc và những thực hành Chánh niệm (sati) và Thiền quán Minh sát (vipassanà) của Phật giáo đã được áp dụng cho nhiều mặt phức hợp của đời sống hiện đại. Ở nhiều quốc gia, ngành y đang phối hợp những thực hành thiền Phật giáo vào nhiều mặt chữa trị.

Sunday, September 20, 2009

Tư tưởng thiền học trong kinh Kim Cang

Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v…



Cách thức nào không quan trọng. Song, một điều mà người học Phật cần phải lưu ý là cái chân lý thường nghiệm thì phi ngôn thuyết; nó có được do sự kinh nghiệm của mỗi người, như uống nước nóng lạnh tự biết; tự mình phải thâm chứng lấy những gì hàm dưỡng trong giáo lý, không phải chỉ để hiểu mà còn hành nữa. Nên con đường giải thoát của Phật giáo cốt ở ba kỷ luật: Giới, Định Tuệ. Giới nhằm điều chế phong thái bên ngoài, Định nhằm điều chế tâm tư, còn Tuệ nhằm hiểu biết chân xác. Sự hệ trọng của thiền định trong Phật giáo là vậy.

Friday, September 18, 2009

Thiền một nét đẹp văn hóa học đường

Thiền, một khái niệm có thể quen hoặc chưa quen đối với nhiều người nhưng nó có một giá trị lý luận và thực tiễn rất cao, và lại càng có ý nghĩa hơn một khi được ứng dụng cho các trường học của nước ta hiện nay.



Thiền, có xuất xứ từ Ấn Độ cổ đại, được xem là một phương pháp giáo dục con người một cách toàn diện, hướng con người đến Chân - Thiện -Mỹ, rèn luyện con người phát triển thể lực và trí lực một cách hài hòa và tốt đẹp. Giá trị lý luận và thực tiễn của Thiền càng được khẳng định khi hiện nay trên toàn thế giới, nhất là các nước phương Tây đang quan tâm và hướng về nó một cách tích cực.

Tuesday, September 15, 2009

Thiền tập cho người bận rộn

Thức dậy vào mỗi buổi sáng

Ngay khi mới thức dậy, bạn có thể mỉm cười liền lập tức, nụ cười này mang tính giác ngộ: bạn ý thức là một ngày mới được bắt đầu và hăm bốn giờ tinh khôi là món quà mà sự sống đang hiến tặng cho bạn. Đó là tặng phẩm quý giá nhất. Bạn có thể đọc thầm hoặc đọc lớn tiếng bài thơ này:

Thức dậy miệng mỉm cười
Hăm bốn giờ tinh khôi
Xin nguyện sống trọn vẹn
Mắt thương nhìn cuộc đời.

Sunday, September 13, 2009

Ignorance

Avijja, the Pali word for ignorance, is the opposite of vijja, which means not only "knowledge" but also "skill" — as in the skills of a doctor or animal-trainer. So when the Buddha focuses on the ignorance that causes stress and suffering, saying that people suffer from not knowing the four noble truths, he's not simply saying that they lack information or direct knowledge of those truths. He's also saying that they lack skill in handling them. They suffer because they don't know what they're doing.


The four truths are (1) stress — which covers everything from the slightest tension to out-and-out agony; (2) the cause of stress; (3) the cessation of stress; and (4) the path of practice leading to the cessation of stress. When the Buddha first taught these truths, he also taught that his full Awakening came from knowing them on three levels: identifying them, knowing the skill appropriate to each, and knowing finally that he had fully mastered the skills.

Sunday, September 6, 2009

The Science of Meditation

In the highlands of the Qinghai-Tibet Plateau, people look at life differently. Upon entering the local Buddhist monastery, there is a spectacular sculpture the size of a large oak. The intricate carving of clouds and patterns are painted in powerful colors. But as soon as winter gives way, this magnificent work will melt to nothing. The sculpture, in fact, is made of butter, and it is one of the highland people's symbols of the transient nature of life.


And life here is not easy. Villagers bicycle to work before dawn and return home long after sunset. Many live with nothing more than dirt floors and rickety outhouses. Upon entering these modest mud-brick homes, you'll find no tables or chairs—just a long platform bed, which sleeps a family of eight. However, when the people invite you in for tea, their smiles are wide and welcoming. How do they possess such inner calm in conditions we would call less than ideal?


Wednesday, September 2, 2009

How to Live in the Moment

Meditate. Meditating is nothing more than focusing on the present moment. The easiest way to meditate is to simply focus on your breath—not because your breath has some magical quality, but because it's always there with you. The challenge is to keep your attention on your breathing. Inevitably, your mind will wander and thoughts will arise—and that's fine. When it happens, just let go of the thought and bring your attention back to the present by focusing once again on your breath.

• Use a reminder of the string-around-your-finger variety. Wear your watch upside-down, put a quarter in your shoe, or put a smudge on one of the lenses of your glasses. When you notice it, let that serve as a reminder for you to notice your surroundings, become aware of your senses and your bodily sensations, and bring your focus into the present. If you get to the point where you're going entire days without noticing it, switch up the reminder.


The Art of Now: Six Steps to Living in the Moment

You Are Not Your Thoughts


Life unfolds in the present. But so often, we let the present slip away, allowing time to rush past unobserved and unseized, and squandering the precious seconds of our lives as we worry about the future and ruminate about what's past. "We're living in a world that contributes in a major way to mental fragmentation, disintegration, distraction, decoherence," says Buddhist scholar B. Alan Wallace. We're always doing something, and we allow little time to practice stillness and calm.

Vài nét về Tâm lý học phổ thông và Tâm lý học Phật giáo

Tâm lý học phổ thông là một trong những khoa học quan trọng về con người. Theo quan điểm của triết học Mac Lê Nin thì tâm lý học phổ thông sẽ giải quyết các vấn đề về con người và xã hội theo cuộc sống trên thế gian. Mọi giá trị tinh thần được đề cập đến ở phạm vi tương đối của một kiếp người. Đối với Đức Phật, vấn đề tôn giáo và nguồn cội của tôn giáo không phải là siêu hình, nhưng chính là vấn đề tâm lý, trí thức và trí tuệ. Phật giáo quan niệm hoạt động tâm thức chỉ là một dòng trôi chảy của các duyên. Cuộc sống là một tiến trình miên man không ngừng trôi và cứ như thế kiếp này sang kiếp khác. Chính vì lẽ đó tâm lý học Phật giáo chỉ nhằm nói về bản chất của tâm, phương pháp thanh lọc tâm. Cách duy nhất để giải quyết những hoài nghi và những vấn đề khúc mắc trong tâm thức là phương pháp tự quán chiếu. Do vậy, Đức Phật không sẵn sàng giải đáp những thắc mắc như: Thế gian có trường tồn vĩnh cửu hay không? Thế gian có vô cùng vô tận hay không? Nguồn gốc của thế gian là gì ?...Đối với những câu hỏi và những thắc mắc xem hình như quan trọng nhưng không bổ ích ấy. Im lặng là giải đáp tốt đẹp nhất. Cách duy nhất để giải quyết những hoài nghi và những vấn đề khó khăn là nhìn sâu trở về nội tâm. Đức Phật hướng dẫn ta vào đường lối phân biệt và khảo sát tâm lý cũng nhằm giúp ta phát triển năng lực và phẩm chất nội tâm. Đức Phật dạy:

Saturday, August 29, 2009

Tâm lý liệu pháp Phật giáo, một chuyên ngành mới của Tâm lý học

Tâm lý liệu pháp Phật giáo (Buddhist psychotherapy) là một thuật ngữ mới được sử dụng ở phương Tây trong những năm gần đây. Thuật ngữ này được dùng để đề cập đến một lĩnh vực của tâm lý liệu pháp mà ở đó những phương pháp trị liệu có nguồn gốc từ giáo lý của đạo Phật. Có thể nói rằng, sự ra đời của ngành Tâm lý liệu pháp Phật giáo là một trong những thành quả quan trọng của quá trình truyền bá Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo vào xã hội phương Tây, đặc biệt là sự ảnh hưởng sâu sắc của giáo lý đạo Phật đối với các học giả, tầng lớp trí thức.

Ngài Đạt-lai Lạt-ma và Hòa thượng Thích Nhất Hạnh là hai vị tu sĩ đã có sự ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến thành quả này trong những thập niên gần đây. Nhiều người phương Tây đã tìm thấy nguồn hạnh phúc của cuộc sống cho chính bản thân họ nhờ vào giáo lý của đạo Phật, không những thế họ còn khám phá ra một nguồn tri thức phong phú, dồi dào, mang đậm tính nhân văn và khoa học của đạo Phật.

Tuesday, August 25, 2009

Tiến trình tâm

Tiến trình tâm, tiếng Pāli gọi là Citta vīthi. Vīthi nghĩa là lộ trình, là diễn tiến, một dòng diễn tiến. Citta là tâm. Tâm tức là thức. Có 6 thức. Mặc dù 900 năm sau Đức Phật Niết Bàn, Thế Thân giới thiệu thêm 2 thức là Mạt-na và A-lại-da, nhưng 2 thức này không có gì mới lạ, nó nằm trong tiến trình tâm ngang qua 6 thức mà chúng ta sắp nói đến.

Nói có 6 thức là tùy hiện tượng mà gọi tên khác nhau thôi, sự thực khi một tâm hiện khởi nó diễn tiến qua một lộ trình gọi là tiến trình tâm. Ví như dòng điện, tác dụng lên bóng đèn thì sáng, tác dụng lên máy quạt thì cánh quạt quay, tác dụng lên bàn ủi thì sinh nhiệt, nhưng cũng chỉ do một dòng điện mà thôi. Dòng điện đó ví như dòng tâm hiện khởi ngang qua các căn vậy. Cũng ví như nước và sóng, gió nhẹ tác động lên nước thì sinh sóng lăn tăn. Bão lớn tác động lên nước thì sinh ra sóng thần, nhưng chỉ là nước đó thôi. Tùy duyên mà gọi.

Monday, August 24, 2009

Bảy bước tu tập tâm

Vì sao phải tu tâm?

Tìm cầu quá nhiều dục vọng bên ngoài, tham sân si quá độ, những thứ này không thể mang đến thỏa mãn cho tâm hồn.

Chỉ có nhận ra tận gốc những khuyết điểm của tham sân si mang lại, đồng thời hiểu rỏ tình thương và từ bi thì mới có thể mang đến thanh thản chân thật cho tâm hồn

Thursday, August 20, 2009

The five Khandhas

The Buddha discovered the truth of all phenomena. He knew the characteristic of each phenomenon by his own experience. Out of compassion he taught other people to see reality in many different ways, so that they would have a deeper understanding of the phenomena in and around themselves. When realities are classified by way of paramattha dhammas (absolute realities), they are classified as: citta, cetasika, rupa, nibbana.

Citta, cetasika and rupa are conditioned realities (sankhara dhammas). They arise because of conditions and fall away again; they are impermanent. One paramattha dhamma, nibbana, is an unconditioned reality (visankhara dhamma); it does not arise and fall away. All four paramattha dhammas are anatta, not self.

Wednesday, August 19, 2009

Meditations

Part 1

In the space which thought creates around itself there is no love. This space divides man from man, and in it is all the becoming, the battle of life, the agony and fear. Meditation is the ending of this space, the ending of the me. Then relationship has quite a different meaning, for in that space which is not made by thought, the other does not exist, for you do not exist. Meditation then is not the pursuit of some vision, however sanctified by tradition. Rather it is the endless space where thought cannot enter. To us, the little space made by thought around itself, which is the me,is extremely important, for this is all the mind knows, identifying itself with everything that is in that space. And the fear of not being is born in that space. But in meditation, when this is understood, the mind can enter into a dimension of space where action is inaction. We do not know what love is, for in the space made by thought around itself as the me, love is the conflict of the me and the not-me. This conflict, this torture, is not love. Thought is the very denial of love, and it cannot enter into that space where the me is not. In that space is the benediction which man seeks and cannot find. He seeks it within the frontiers of thought, and thought destroys the ecstasy of this benediction.


Tuesday, August 18, 2009

The four immeasurables

Everyone wants to be happy, but happiness cannot be achieved in isolation. The happiness of one depends upon the happiness of all and the happiness of all depends upon the happiness of one. This is because all life is interdependent. In order to be happy, one needs to cultivate wholesome attitudes towards others in society and towards all sentient beings.

The best way of cultivating wholesome attitudes towards all sentient beings is through meditation. Among the many topics of meditation taught by the Buddha, there are four specifically concerned with the cultivation of loving-kindness, compassion, appreciative joy and equanimity. These four are called the Four Immeasurables because they are directed to an immeasurable number of sentient beings, and because the wholesome karma produced through practising them is immeasurable. The four are also called the sublime states of mind because they are like the extraordinary states of mind of the gods.
By cultivating the wholesome attitudes of loving-kindness, compassion, appreciative joy and equanimity, people can gradually remove ill will, cruelty, jealousy and desire. In this way, they can achieve happiness for themselves and others, now and in the future. The benefit in the future may come through rebirth in the fortunate realms.

Monday, August 17, 2009

Crossing the Ocean of Life

I'd now like to explain the Dhamma as a gift for those of us who have gathered here. All of us, both lay and ordained, have come here with skillful intentions from many different provinces. Our coming here is of two sorts. The first sort is connected with our having received an invitation or the notice of this gathering, so that we've come to join in with the merit-making for the past eleven days. The second sort didn't receive any notice or invitation, but as soon as word of this gathering passed by our ears, we gave rise to a good intention -- good in one of two ways. The first way is that we see what's being done here is something good, and so we should join in. That's why some of you are here. This includes many of the monks and novices who came: you simply heard the news of this gathering and so you came to join your hearts with ours. This is called a skillful intention that has borne fruit in the hearts of all of us.

Learning to Listen

During an informal gathering at his residence one evening, the Master said, `When you listen to the Dhamma, you must open up your heart and compose yourself in its centre. Don't try and accumulate what you hear, or make painstaking efforts to retain it through your memory. Just let the Dhamma flow into your heart as it reveals itself, and keep yourself continuously open to the flow in the present moment. What is ready to be retained will remain. It will happen of its own accord, not through forced effort on your part.
`Similarly, when you expound the Dhamma, there must be no force involved. The Dhamma must flow spontaneously from the present moment according to circumstances. You know, it's strange, but sometimes people come to me and really show no apparent desire to hear the Dhamma, but there it is -- it just happens. The Dhamma comes flowing out with no effort whatsoever. Then at other times, people seem to be quite keen to listen. They even formally ask for a discourse, and then, nothing! It just won't happen. What can you do? I don't know why it is, but I know that things happen in this way. It's as though people have different levels of receptivity, and when you are there at the same level, things just happen.

Sunday, August 16, 2009

Giới thiệu về thiền Vipassana

Thiền Vipassana (thiền minh sát tuệ) là một phương pháp tu đơn giản, thực tế mang lại kết quả là tâm an lạc và hướng đến một đời sống lợi lạc và hạnh phúc. Vipassana có nghĩa là " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát"; nó là một tiến trình logic của việc thanh lọc tâm qua phương cách tự quán chiếu (self- observation) .

Trải qua tiến trình thời gian, chúng ta sẽ kinh nghiệm tất cả sự lo âu, sự trạo hối và sự bất hòa. Khi chúng ta khổ, chúng ta không giữ nỗi khổ trong tâm chúng ta; thay vì , chúng ta làm phiền đến người khác. Rõ ràng , đây không phải là phương cách thích hợp để sống. Tất cả chúng ta mong muốn sống trong an bình giữa chúng ta và mọi người xung quanh. Sau hết , con người là những người sống trong xã hội; chúng ta phải sống và ban giao với họ. Làm thế nào chúng ta có thể sống một đời sống an bình? Làm thế nào chúng ta có thể duy trì an hòa trong chúng ta, và duy trì hòa bình và hài hòa xung quanh chúng ta?

Saturday, August 15, 2009

Vọng tâm phát sinh như thế nào

Mục đích của thiền định là để có trí tuệ hầu chấm dứt tất cả những ảo tưởng và u mê. Trước tiên, sự chấm dứt này tùy thuộc vào ta có nhận ra được đặc tính và sự làm việc của vọng tâm hay không. Thêm vào đó, cần phải hiểu rằng có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát sinh một tâm huyễn ảo.Theo quan niệm này, Je Tsongkhapa ( Đại Lạt Ma của Tây Tạng sống vào thế kỷ 15, Ngài sáng lập ra các truyền thống tu tập Lamrim và Ngagrim --Dg) liệt kê sáu yếu tố, sáu động lực có ảnh hưởng mạnh đến việc phát sinh ra ảo tưởng: (1) nghiệp lực, (2) đối tượng, (3) ảnh hưởng của xã hội, (4) tuân theo những lời dậy bảo sai lầm, (5) thói quen và (6) do những ý niệm sai lầm.

Thursday, August 13, 2009

Tu hành

1. Tu Hành: Tìm Lại "Bản Lai Diện Mục"

Pháp môn mà ta tu học là pháp Vô-thượng, là Pháp chẳng có hình tướng gì, bởi vì nó là pháp ở trong tâm.

Xuất gia tu hành là vì mục đích tìm lại bản lai diện mục - khuôn mặt thật của mình trước khi được cha mẹ sanh ra. Khi các bạn chưa sáng tỏ việc này thì trí huệ chưa khai mở; cũng giống như mặt trăng bị mây đen che kín, không thể hiển xuất quang minh được.

Wednesday, August 12, 2009

The Balanced Way

Like a bird in flight borne by its two wings, the practice of Dhamma is sustained by two contrasting qualities whose balanced development is essential to straight and steady progress. These two qualities are renunciation and compassion. As a doctrine of renunciation the Dhamma points out that the path to liberation is a personal course of training that centers on the gradual control and mastery of desire, the root cause of suffering. As a teaching of compassion the Dhamma bids us to avoid harming others, to act for their welfare, and to help realize the Buddha's own great resolve to offer the world the way to the Deathless.


Tuesday, August 11, 2009

Tuệ giác vô thường & vô ngã

Tuệ giác là lưỡi gươm cắt đứt mọi đau khổ, sợ hãi,tuyệt vọng, sân hận và kỳ thị. Năng lượng của định, của tuệ giác giúp ta thấy rõ bản chất đối tượng của định. Định vô thường và định vô ngã đưa đến tuệ giác vô thường và tuệ giác vô ngã.
Vô thường không phải là một ý tưởng hay một quan niệm mà là một tuệ giác. Rất nhiều người trong chúng ta cố bám lấy ý niệm về thường còn, vững chắc. Khi nghe đến giáo lý vô thường, họ đâm ra lo sợ. Nhưng vô thường không phải là tiêu cực mà có khi rất tích cực. Bất cứ điều gì cũng đều vô thường, kể cả bất công, nghèo khổ, ô nhiễm, và hiện tượng “trái đất nóng lên” (global warming). Trong cuộc sống ta có thể gặp phải hiểu lầm, bạo lực, xung đột, tuyệt vọng nhưng vì vô thường nên chúng có thể được chuyển hóa nếu ta có tuệ giác trong nếp sống hiện tại.

Tâm sở hữu

Sở hữu vật chất có đáng sợ cũng chưa bằng tâm sở hữu những gì qua ý tưởng của mình.

“Có” là phải giữ gìn cũng hơi mệt rồi, nói chi đến vật hay người chưa là “của ta” mà đã có tâm sở hữu.


Bạn thử nhìn một mối tương giao vừa có trong đời. Nếu người bạn đó mình có hơi thiện cảm một chút, thấy họ vui vẻ thái quá với ai, trong tâm đã nghe không bằng lòng, dù mình không có quyền gì để bằng lòng hay không bằng lòng.

Nhận ra kịp thì còn kịp quán chiếu để thả lỏng tâm quan sát và theo dõi đương sự ra, nếu không nhận ra thì quả nhiên đã chuốc sầu khổ vào tâm. Người ngòai biết đều nói, “hắn ta thật vô lý, người đó đã là gì của hắn đâu mà theo dõi kỹ thế!” Nhưng người trong cuộc thì tâm trí cứ ràng ràng buộc buộc những người quanh mình vào tâm. Đâu phải chỉ một người, vì ta có thể có thiện cảm với nhiều người, nhiều vật. Vật mình thích mà người khác có, cũng đã không vui rồi.
Khi nhận ra và biết rằng vô lý, nhưng vẫn không sao thoát khỏi tâm cứ khởi những tư tưởng, gọi chung là “đố kỵ”. Lúc nhỏ thì dùng danh từ “cà nanh”, khi cà nanh tình thương cha mẹ đối với anh em mình, tuy thế chữ “cà nanh” nghe cũng dễ thương hơn (không biết có phải đọc trại ra từ chữ “ganh” hay không).

Saturday, August 8, 2009

Ăn chay

I.- Dẫn: Người ta gọi ăn chay, ăn tương, ăn lạt để chỉ cho những người theo Phật giáo Đại Thừa (Bắc Tông), không ăn thịt, cá. Ðó là ăn chay vì lý do tôn giáo, ngày nay người Mỹ cũng ăn chay vì lý do sức khỏe.
II.- Vì sao Phật Tử phải ăn chay: Ðôi khi người ta gọi đạo Phật là đạo Từ Bi, người tu theo đạo Phật để giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, khổ đau, đem niềm vui lại để bớt khổ cho mọi người, yêu thương mọi loại thú cầm, cùng nhau chung sống trong hòa bình và an vui. Do đó đức Phật dạy Phật tử phải ăn chay để tránh quả báo xấu, để tăng trưởng lòng từ, để mọi người và thú cầm cũng cùng nhau chung sống trong hòa bình, an vui.

Saturday, July 18, 2009

Áp dụng thiền Vipassana trong điều trị các bệnh tâm thần

Trong suốt hai ngàn năm trăm năm, sau khi Đức Phật giác ngộ, thiền Vipassana đã được áp dụng và đem lại giải thoát cho hàng ngàn người. Thế nhưng mãi cho đến gần đây, các thiền sư vẫn ngại ngùng không dám đưa liều thuốc giải thoát đến những người bị bệnh tâm thần. Sự e ngại bắt nguồn từ cảm giác là thiền quá khó, người bị bệnh tâm thần không đủ sức tập.


Thật ra, thiền là hơi thở, là nước uống, là cái gì rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, thiền là sự chú tâm không mong cầu. Theo người viết, điều duy nhất cần để tập thiền là một động cơ thật mạnh. Nỗi khổ đau do bệnh tật và sự chết là động cơ mạnh nhất và là đối tượng giải thoát của thiền. Do đó, người bị bệnh tâm thần có một điều kiện không phải người tập thiền nào cũng có được: đó là một động cơ rất mạnh. Động cơ mạnh sẽ dẫn đến sự kiên trì bền bỉ, điều kiện duy nhất cần để đạt những tuệ giác khi hành thiền.

Friday, July 17, 2009

The Value of Anapana and Vipassana in Psychological and Psychosomatic Illnesses

Goals of Vipassana and Psychiatry


It is important to note that physical and mental well-being are by-products and not the goals of Vipassana meditation. For the diligent meditator, nibbana, the washing away of all mental impurities, is the goal. Self-purification by self-observation is the process by which this washing away occurs, which may sound similar to "working through" in psychoanalysis. Purification means removal of greed, anger and ignorance, which are considered to be mental pollutants. During Vipassana, body and mind experience the reality of impermanence and change (anicca). The sense of self, ego, will be altered and egolessness will prevail. Equanimity is cultivated in all situations.

Thursday, July 16, 2009

Vô thường

Tỉnh thức về vô thường, về sự mong manh nội tại của mọi vật, là một giai đoạn cần thiết của sự phát triển của chúng ta. Nếu người ta lơ là với sự thật này, người ta sẽ chỉ làm chậm sự tiến hóa cá nhân của mình, dù cho người ta có biết tiềm năng của trí tuệ đang mang trong bản thân. Thế nên trước tiên phải tìm hiểu vô thường này là gì, để học đối mặt với sự tạo hợp không thể tránh được của đời sống và tiếp theo áp dụng một cách có ích sự hiểu biết này vào cuộc sống hàng ngày.

Wednesday, July 15, 2009

Tập sống hạnh buông xả

An lạc và hạnh phúc là điểm mơ của cuộc đời mà con người ai cũng mong mỏi để đạt tới. Những nhà xã hội, chính trị, tôn giáo... tất cả mọi cố gắng của họ cũng không ngoài mục đích mang lại sự bình an và hạnh phúc cho cuộc đời. Hoặc sự vượt biên hoặc sự miệt mài trong các trường đại học hoặc phải làm hai hay ba việc trong một tuần của bạn cũng không ngoài ý muốn trên.


Tất cả mọi cố gắng của bạn để làm sao mình có được danh phận và đồng tiền. Vì hai sự kiện này rất cần thiết trong một đời sống có an lạc và hạnh phúc. Những cao sang vật chất đóng phần rất quan trọng cho một đời sống ổn định. Để từ đó, bạn cảm thấy mình bớt âu lo và sợ hãi hơn. Do vậy, bạn cần phải kiên trì học hành, vươn lên trong cuộc sống và nỗ lực làm việc. Mọi suy nghĩ tiêu cực và oán ghét cuộc đời thường dễ đưa bạn đến sự hủy diệt sự sống và chẳng giúp gì nhiều cho bạn có được một tâm hồn an lạc và hạnh phúc.

Sunday, July 12, 2009

Hãy quay về nương tựa chính mình

Nói đến Thiền là một phần nói đến hơi thở. Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm.


Âu Mỹ mới đi sâu nghiên cứu về Thiền chừng khoảng nửa thế kỷ nay và những năm gần đây, Thiền đã chính thức được coi như là một phương pháp trị liệu. Nhiều trường Đại học Y khoa lớn trên thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng.

Bình yên từ trong tâm

“Yên lặng” là điều kiện cần thiết để quan sát. Và bởi vì yên lặng quá hiếm hoi trong thời đại chạy đua ồn ào của chúng ta, quan sát chính mình trở thành quá khó khăn, vì vậy nhiều người không có cơ hội thấy được mình một cách rõ ràng. Đây là điều mà nhà Phật gọi là vô minh, và một số triết gia và xã hội học gia Tây phương gọi là “vong thân” (Alienation)

Vậy thì điều đầu tiên bạn phải làm là tìm một chút yên lặng mỗi ngày để quan sát mình. Ngồi yên trong một góc công viên thanh vắng, hay đóng cửa phòng ngủ và tắt nhạc, đương nhiên là bớt đi được một tí ồn ào, nhưng chưa chắc như vậy đã là yên lặng. Bởi vì trong đầu chúng ta thường có nhiều “tiếng động”, như là bận rộn suy tính công việc, lo lắng, giận ai đó, bực mình điều gì đó.


Saturday, July 11, 2009

Giá Trị Giáo Dục Phật Giáo Trong Xã Hội Ngày Nay

Giáo dục Phật giáo đã đến với nhân loại với tinh thần khoan dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo, nhìn nhau bằng ánh mắt từ hòa, góp phần hình thành nên nền đạo đức xã hội, để hòa điệu với cái “ta rộng lớn” của toàn thể vũ trụ vô biên.

Giá trị giáo dục của Phật giáo – một giá trị nhân bản sâu sắc

Đạo Phật đã ra đời trong một thực tại đa diện, phồn tạp của nền văn minh Ấn Độ, xuất hiện để dung hòa các trào lưu tư tưởng đối nghịch, để san bằng những ngăn cách xã hội giữa các đẳng cấp. Rồi từ những căn bản đó, Phật giáo đã duỗi dài nguyên lý vào cuộc sống con người khắp mọi nơi. Trong cội rễ sâu xa, ngay từ khởi thủy tư tưởng giáo dục của triết lý Phật giáo đã mang trong mình những giá trị nhân bản chung toàn nhân loại. Đặc trưng cơ bản nhất đó là tính toàn vũ trụ, toàn diện, tổng hợp. Trong đó lòng Từ bi – Bình đẳng – Vô ngã cùng sự hướng thiện mà đạo Phật muốn giáo dục con người với mục đích “cứu khổ” là quan trọng nhất.


Ba công dụng của Đạo Phật

Đạo Phật có ba công dụng. Nếu chúng ta thật sự hiểu đạo Phật và hành đạo Phật thì ba công dụng này nhất định sẽ bộc lộ trong cuộc sống chúng ta, trên con người chúng ta, cũng như được cảm nhận sâu sắc trong nội tâm chúng ta. Còn nếu không, thì tức là chúng ta không hiểu biết thực sự, hay gọi là hiểu nhưng không có thực hành. Thật ra hiểu mà không hành có nghĩa là chưa hiểu thật sự, chỉ là hiểu nửa vời.

Ba công dụng đó là:

Một, nhân cách chúng ta phải ngày được hoàn thiện.

Hai, cuộc sống chúng ta phải ngày càng thêm hạnh phúc, vui tươi và kèm theo, chúng ta sẽ thêm sức khỏe, đỡ bệnh tật.
Ba, cống hiến của chúng ta cho xã hội, gia đình và cho sự nghiệp bản thân này càng nhiều, cụ thể và phong phú.

Nền Tảng Xây Dựng Đời Sống Đạo Đức Theo Phật Giáo

Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kê những sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác. Đề cập đến vấn đề này các nhà lãnh đạo, các nhà giáo dục, các nhà Tôn giáo... rất quan tâm, và đã đề xuất biết bao những biện pháp để ngăn chận, phòng ngừa, tất nhiên, dù ít hay nhiều cũng gặt hái một số kjết quả nhất định nào đó, nhưng trên thực tế như chúng ta trông thấy, những tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng khắp mọi nơi trên thế giới. Như vậy, nguyên nhân nào, động lực nào thúc đẩy chúng xuất hiện? Đây là chủ đề tôi sẽ trình bày trong bài viết này.

Thursday, July 2, 2009

Tích hợp Vật Lý và Phật Học

Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến. Trong hiện trạng những vấn đề tâm linh vẫn đang ở trong trong phạm trù triết học thì lý thuyết thống nhất đó có thể là một sự tích hợp giữa vật lý và triết học

GS.TS. Cao Chi

Theo Einstein thì Phật học có thể là tiền thân của một sự tích hợp như vậy. Ông nói: "Nếu có một tôn giáo nào thích nghi được với những nhu cầu khoa học tiền tiến thì đó là Phật giáo". (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).

Trong vòng hơn 2500 năm Phật học đã tích lũy quá trình suy tư của nhiều tu sĩ minh triết để hình thành một học thuyết sâu sắc về thế giới khách quan lẫn thể giới tâm linh. Có thể nói Phật học là một học thuyết về nguyên lý đã bao trùm cả vật lý học (chuyên nghiên cứu thế giới khách quan) và cả tâm linh học (chuyên nghiên cứu những vấn đề thuộc tâm linh - theo Phật học thì tâm linh là một phạm trù song đối với thể xác), vậy thì Phật học có thể nói là một học thuyết có tính thống nhất cao hơn cả vật lý.

Tâm linh khoa học trong Phật Pháp



Hoà Thượng Thích Duy Lực
TT. Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự

Sự phát triển của khoa học hiện đại đã tiến tới rất cao, nhưng chỉ hướng về mặt công trình hiển tánh mà phát triển, đối với mặt công trình ẩn tánh, hình như chẳng biết gì cả. Vì chẳng biết nên phủ nhận sự tồn tại của nó.

Kỳ thật, cấu tạo con người chia làm 2 bộ phận: Thể xác và tinh thần. Như thấy hình ảnh trong gương của ta chỉ là bề ngoài của ta, giải phẩu sinh lý của ta chỉ là thể xác của ta, đều chẳng phải chân thật ta.

Chân thật ta là thể tinh thần, cũng gọi là tâm linh. Trí tuệ của thể tinh thần thông qua của ngũ giác quan (xem, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc) thì có thể cảm nhận hiện tượng bên ngoài.
Vật lý khoa học hiện đại đều lấy ngũ giác quan làm chủ, những máy móc tối tân chỉ là khuếch trương thêm sự cảm nhận của ngũ giác quan, nghĩa là có thể nhìn xa hơn và nghe xa hơn mà thôi.

Sunday, June 28, 2009

Năm Triền cái


Tỳ kheo Brahmavamso
Binh Anson lược dịch
Chướng ngại chính cản trở sự thành công trong hành thiền và phát tuệ giải thoát thường có dạng của một trong năm loại triền cái. Toàn thể pháp hành đưa đến Giác ngộ có thể được diễn tả như một nỗ lực để vượt qua năm chướng ngại nầy, đầu tiên là tạm thời đè nén chúng để đắc thiền-na và phát tuệ minh sát, rồi dần dần chế ngự chúng một cách vĩnh viễn qua công phu phát triển Bát Chánh Đạo.

Năm chướng ngại đó là gì? Đó là:
  • Tham dục (Kamacchanda)
  • Sân hận (Vyapada)
  • Hôn trầm (Thina-middha)
  • Trạo cử (Uddhacca-kukkucca)
  • Hoài nghi (Vicikiccha)

Saturday, June 27, 2009

Tình thương trong đạo Phật



Thích Nhuận Hải

Có nhiều người cho rằng đạo Phật là đạo diệt dục, là đạo lý dạy con người diệt trừ tất cả mọi ước mơ, mọi mong muốn, mọi thương yêu, là giáo lý bi quan yếm thế… Nói như vậy quả là một ngộ nhận rất lớn và chứng tỏ là họ chưa hiểu gì về đạo Phật. Trong khi đó giáo lý về tình thương là một đề tài rất lớn mà đức Phật luôn đề cập đến trong nhiều kinh, được xem là vấn đề cốt tuỷ trong đạo Phật.

Friday, June 26, 2009

The Four Noble Truths


1. Life means suffering.

To live means to suffer, because the human nature is not perfect and neither is the world we live in. During our lifetime, we inevitably have to endure physical suffering such as pain, sickness, injury, tiredness, old age, and eventually death; and we have to endure psychological suffering like sadness, fear, frustration, disappointment, and depression. Although there are different degrees of suffering and there are also positive experiences in life that we perceive as the opposite of suffering, such as ease, comfort and happiness, life in its totality is imperfect and incomplete, because our world is subject to impermanence. This means we are never able to keep permanently what we strive for, and just as happy moments pass by, we ourselves and our loved ones will pass away one day, too.

2. The origin of suffering is attachment.





The origin of suffering is attachment to transient things and the ignorance thereof. Transient things do not only include the physical objects that surround us, but also ideas, and -in a greater sense- all objects of our perception. Ignorance is the lack of understanding of how our mind is attached to impermanent things. The reasons for suffering are desire, passion, ardour, pursuit of wealth and prestige, striving for fame and popularity, or in short: craving and clinging. Because the objects of our attachment are transient, their loss is inevitable, thus suffering will necessarily follow. Objects of attachment also include the idea of a "self" which is a delusion, because there is no abiding self. What we call "self" is just an imagined entity, and we are merely a part of the ceaseless becoming of the universe.


3. The cessation of suffering is attainable.





The cessation of suffering can be attained through nirodha. Nirodha means the unmaking of sensual craving and conceptual attachment. The third noble truth expresses the idea that suffering can be ended by attaining dispassion. Nirodha extinguishes all forms of clinging and attachment. This means that suffering can be overcome through human activity, simply by removing the cause of suffering. Attaining and perfecting dispassion is a process of many levels that ultimately results in the state of Nirvana. Nirvana means freedom from all worries, troubles, complexes, fabrications and ideas. Nirvana is not comprehensible for those who have not attained it.


4. The path to the cessation of suffering.

There is a path to the end of suffering - a gradual path of self-improvement, which is described more detailed in the
Eightfold Path. It is the middle way between the two extremes of excessive self-indulgence (hedonism) and excessive self-mortification (asceticism); and it leads to the end of the cycle of rebirth. The latter quality discerns it from other paths which are merely "wandering on the wheel of becoming", because these do not have a final object. The path to the end of suffering can extend over many lifetimes, throughout which every individual rebirth is subject to karmic conditioning. Craving, ignorance, delusions, and its effects will disappear gradually, as progress is made on the path.

Link source: http://www.thebigview.com/buddhism/fourtruths.html

The Noble Eightfold Path



The Noble Eightfold Path describes the way to the end of suffering, as it was laid out by Siddhartha Gautama. It is a practical guideline to ethical and mental development with the goal of freeing the individual from attachments and delusions; and it finally leads to understanding the truth about all things. Together with the Four Noble Truths it constitutes the gist of Buddhism. Great emphasis is put on the practical aspect, because it is only through practice that one can attain a higher level of existence and finally reach Nirvana. The eight aspects of the path are not to be understood as a sequence of single steps, instead they are highly interdependent principles that have to be seen in relationship with each other.


Bát chánh đạo


Trích "Phật Học Phổ Thông"
HT. Thích Thiện Hoa


A. Mở Ðề

Trong 37 món trợ đạo, Bát Chánh đạo là một pháp môn chính, được nhắc nhở đến nhiều nhất. Vì thế, mỗi khi nói đến Ðạo đế là người ta liên tưởng đến Bát Chánh đạo. Thậm chí có người tưởng lầm rằng Ðạo đế với Bát Chánh đạo là một.


Sở dĩ Bát Chánh đạo được xem là pháp môn chính của Ðạo đế, vì pháp môn nầy rất đầy đủ có thể bao gồm được các pháp môn khác của Ðạo đế. Nó rất phù hợp với mọi căn cơ, mọi thời đại, mọi phương sở; đối với Tiểu Thừa cũng như Ðại Thừa, người Ðông phương cũng như Tây phương ai ai cũng đều công nhận giá trị hoàn toàn cao cả của Bát Chánh đạo, và đeù áp dụng pháp môn nầy trong sự tu hành của mình để doạn trừ phiền não khổ đau, hầu bước lên con đường giải thoát, an vui, tự tại.

Thực hành Từ Bi Hỷ Xả trong đời sống hàng ngày


Vào thời Đức Thế Tôn còn tại thế, rất nhiều người theo Bà la môn giáo tin rằng sau khi chết họ sẽ được sanh lên Trời sống với đấng Phạm Thiên (Brahma) bất tử . Một hôm có một vị Bà la môn đến hỏi Đức Phật rằng, con người nên làm gì để có thể biết chắc là mình sẽ hoà cùng với đấng Phạm Thiên sau khi chết . Đức Phật đã dạy :" Phạm Thiên chính là suối nguồn của tình thương, vì vậy muốn hòa mình cùng đấng Phạm Thiên ông phải thực tập tứ vô lượng tâm là Từ, Bi, Hỷ, Xả…"Từ" tiếng Sanskrit là Maitri, tiếng Pàli là Metta . "Bi" là Karuna và "Hỷ" là Mudita theo cả hai hệ thống ngôn ngữ "Xả" tiếng Sanskrit là Upeksha và tiếng Pàli là Upekkha . Tứ vô lượng tâm là bốn trạng thái của tình thương yêu chân thật . Chúng được gọi là vô lượng bởi vì nếu bạn thực tập những trạng thái tâm này, chúng sẽ gia tăng hàng ngày cho đến khi bao trùm cả vũ trụ . Bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn và những người quanh bạn cũng trở nên hạnh phúc hơn nhờ thực tập Tứ vô lượng tâm này.


Monday, June 22, 2009

Tìm hiểu đạo phật


Trích "Phật học tinh hoa" - Đức Nhuận
VIỆN TRIẾT LÝ VIỆT NAM & TRIẾT HỌC THẾ GIỚI
Sao trăng có thể rơi
Núi đá có thể lở
Biển đại dương có thể cạn
Lời nói của đức Phật trăm kiếp ngàn đời vẫn Như Thật


- Kinh Dược Sư

"Hỡi chư tăng, tựa như nước của bể cả chỉ thấm nhuần một hương vị: Hương vị mặn của muối. Đạo lý của ta cũng chỉ thấm nhuần một hương vị: Hương vị của đạo Giải Thoát."

Sunday, June 21, 2009

Compassion as the Source of Happiness


His Holiness the Fourteenth Dalai Lama
Transcribed and lightly edited by Alexander Berzin
With clarifications indicated in violet between square brackets

We are here; we exist and we have the right to exist. Even non-sentient beings like flowers have the right to exist. If negative force is exerted against them, then, on a chemical level, flowers repair themselves to survive. But [more than that], we human beings including insects, even amoebas, the smallest beings are considered sentient beings. [And as sentient beings, we have even more mechanisms to help us survive.


Friday, June 19, 2009

Lòng từ bi, nền tảng của hạnh phúc của con người



Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: HT.Thích Trí Chơn
Trích từ cuốn sách: "Compassion: The Basis For Human Happiness"

Tôi nghĩ mọi người ai cũng đề cao cái "Tôi" của mình. Chúng ta không thể giải thích tại sao, nhưng sự thực nó là như vậy. Từ đó, con người muốn có hạnh phúc và không thích khổ đau. Đây là điều hợp lý bởi lẽ các bạn có quyền mưu tìm để thành đạt có được hạnh phúc càng nhiều càng tốt, và quý vị cũng có quyền lẫn tránh khổ đau.
Toàn thể lịch sử loài người đã phát triển trên căn bản của ý tưởng này. Thực vậy, theo quan điểm Phật giáo, nó không chỉ giới hạn trong thế giới con người mà ngay cả loài côn trùng bé nhỏ nhất, tất cả đều cố gắng mong có được hạnh phúc và lánh xa khổ đau.

Lòng từ bi là nền tảng của hòa bình thế giới


Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Hòa Thượng Thích Trí Chơn(Trích từ tập sách “A Human Approach to World Peace”)
Lời dẫn: Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gytso, một dòng các vị quốc trưởng Phật Giáo hóa thân của Tây Tạng, có từ thế kỷ thứ 14, là một nhà lãnh đạo tinh thần hiện đại, người đã biểu lộ ý thức và sự quan tâm sâu xa đến những vấn đề xã hội ngày nay. Sinh ra trong một gia đình nông dân, vào năm lên hai tuổi, ngài được công nhận là hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, vốn là vị tiền nhiệm của ngài, theo truyền thống Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma được xem là nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và tâm linh của nhân dân Tây Tạng.


Wednesday, June 17, 2009

Phật giáo, nền tảng của Khoa học


TIẾN VÀO RANH GIỚI CỦA TÂM

Trích từ quyển: "Phật Giáo, nền tảng của khoa học"
Hòa thượng Prayudh Payutto
Tỳ kheo Thích Tâm Quang dịch
GIỚI HẠN CỦA KIẾN THỨC KHOA HỌC

Bây giờ chúng tôi muốn đề cập đến những giới hạn về kiến thức và nghiên cứu của khoa học. Trở lại như đã nói trước đây, chúng tôi có nói đến bản chất khác biệt và phạm vi đối tượng của chúng ta về kiến thức gợi lên một số nhận định. Chúng tôi có nói rằng Phật Giáo nghiên cứu phạm vi con người và xác nhận hiểu thấu sự thực của con người là có thể hiểu được trọn vẹn vũ trụ, trong khi khoa học chỉ đặt trọng tâm vào sự nghiên cứu thế giới bên ngoài mà kiến thức này chỉ đưa đến sự hiểu biết về thế giới vật chất. Cùng tột kiến thức này chỉ đưa đến ranh giới của tâm mà thôi vì nó chỉ ảnh hưởng thế giới vật chất (và ngược lại) trong một phạm vi giới hạn.


Monday, June 15, 2009

Làm thế nào để giác ngộ

Tỳ Khưu Bodhi
Bình Anson lược dịch

Danh từ “phật-đà” (buddha) đã được biết và sử dụng trước khi Đức Phật lịch sử xuất hiện tại Ấn Độ. Danh từ này có nghĩa là “giác ngộ”, và các đạo sĩ thời đó thường bàn luận về câu hỏi “Thế nào là một vị Phật? Ai là người giác ngộ?” Một lần nọ, có một vị đạo sĩ già, tên Brahmayu, nghe tin có ngài ẩn sĩ Cồ-đàm, người ta tin rằng là một vị Phật, vừa du hành đến thị trấn của ông ta, nên ông quyết định đến thăm Ngài (Trung bộ, kinh 91). Khi đạo sĩ Brahmayu đến nơi Đức Phật ngự, Ngài đang thuyết giảng cho hội chúng cư dân vùng đó. Hội chúng ấy thấy đạo sĩ Brahmayu từ xa đi đến, liền nhường chỗ cho ông vì ông được nhiều người biết đến và có danh tiếng. Biết ông là một vị bà-la-môn đáng kính, bậc thầy có nhiều đệ tử, Đức Phật mời ông đến trước hội chúng và ngồi cạnh Ngài.

Sunday, June 14, 2009

Xây dựng hôn nhân theo con đường phật giáo

ThS. Thích Giải Hiền
Nhiều người cho rằng Phật Giáo mang tư tưởng xuất thế nên không chủ trương có gia đình, không khuyến khích kết hôn, cũng tương đồng với việc cho rằng người theo đạo Phật đều phải xuất gia. Thật ra, đây là một quan niệm sai lầm.

Vào thời Đường, thời Tống cư sĩ tại gia của Phật Giáo rất phát triển, điều này được chứng minh bởi các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật Giáo như văn bia, tranh họa, tác phẩm điêu khắc, Đôn Hoàng Thạch Quật... đã miêu tả rất đậm nét các mối quan hệ trong cuộc sống gia đình, quan hệ hôn nhân... Sau thời Nguyên Phật Giáo từ từ lui vào chốn sơn lâm, xa rời quần chúng, điều này càng làm cho quần chúng ngộ nhận cho rằng Phật Giáo là tiêu cực và chạy trốn hiện thực. Từ đó, dẫn đến việc nhiều người khi thấy con cái gần chùa, gần thầy liền lo sợ con mình sẽ đi tu, gia đình sẽ tuyệt tự. Kỳ thật, gần thầy, gần chùa chưa chắc đã xuất gia vì không phải bất kỳ ai cũng có thể xuất gia được.



Saturday, June 13, 2009

Đạo đức và hạnh phúc


Viên Trí
Mọi người hẳn sẽ nhất trí với lời phát biểu rằng đạo đức là giá trị cao quý nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại, đặc biệt là thế giới ngày nay. Từ điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi tình cảm và ý chí”. Theo Aristote, “Mục đích trực tiếp của con người không phải là cái hay, cái đẹp mà chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính của một con người... Hạnh phúc đồng nghĩa với đạo đức.”



Friday, June 12, 2009

Sống trong hiện tại

Trích "Bóng Nguyệt Lòng Sông"
Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải
Con người đau khổ là vì hoài niệm quá khứ và mơ tưởng đến tương lai, không bao giờ sống trọn vẹn với hiện tại. Một kỷ niệm, nếu là chuyện vui đã làm ta vô cùng thích thú, thì ta ưa làm cho nó sống lại bằng trí tưởng tượng. Chẳng hạn ta hồi tưởng một cuộc đi chơi núi với những người bạn thân. Ta nhớ đến lúc chuẩn bị cuộc hành trình, những người tham dự, nhớ đến cảnh đẹp trên những con đường đã đi qua, nhớ tới khi lên đến đỉnh núi, nhìn thấy cảnh trí đẹp như thế nào, nhớ những lời nói, động tác của những người bạn trong lúc đó. Dĩ vãng trở về trong vòm trời tâm thức ta như một khúc phim sống động làm ta say mê, đắm chìm trong đó, không còn biết gì tới hiện tại với những tiếng động chát chúa khó ưa: tiếng ồn của xe cộ, của người, của vật, của ống loa phóng thanh, của toàn những thứ "oan gia tụ hội"! Đó quả thực là một cách trốn chạy hữu hiệu không khác gì một liều thuốc an thần, một cuộc rượu, một ván bài, một trò giải trí, hay một thời tham thiền nhập định, nếu thiền định đây chỉ là "làm trống không cái tâm, không nhớ nghĩ". Bởi vì chung quy đó đều là những phương tiện tạm thời giúp ta chạy trốn thực tại trong chốc lát, cái thực tại đau khổ mà ta muốn thoát ly.



Công dụng của Giới đức

Tỳ kheo Thanissaro
Bình Anson lược dịch
Tỳ kheo Thanissaro là một tu sĩ người Mỹ, viện chủ thiền viện Metta (Từ bi), bang California, Hoa Kỳ.
-oOo-
Đức Phật được ví như một vị lương y, chữa bệnh tâm linh cho loài người. Con đường hành đạo Ngài dạy được ví như một chương trình trị liệu các đau khổ trong tim và trí óc. Ví dụ này thường được thấy trong kinh điển, để ca ngợi Đức Phật và lời dạy của Ngài, tuy đã xưa nhưng cũng rất thích hợp cho ngày nay. Thiền định Phật giáo được xem như một phương cách chữa trị, và giờ đây có nhiều nhà tâm lý trị liệu đã thử dùng phương cách này như một phần trong công tác trị liệu của họ.