Mỗi tâm thực hiện
chức năng riêng của nó; không có tâm nào phát sanh mà không có thực hiện một
chức năng. Ví dụ, thấy và nghe là những chức năng do tâm thực hiện. Chúng ta
không quen quan tâm đến sự thấy và sự nghe giống như những nhiệm vụ, bởi vì
chúng ta hay cố chấp bản ngã. Nếu chúng muốn biết nhiều về những thứ tâm, chúng
ta nên học các nhiệm vụ khác nhau của chúng.
Chức năng tâm đầu tiên trong kiếp
sống thực hiện là chức năng tâm tái tục. Tâm tái tục được tiếp nối bởi tâm hộ
kiếp. Chức năng tâm hộ kiếp là chức năng thứ hai của tâm. Tâm hộ kiếp duy trì sự
liên tục trong kiếp sống. Chừng nào con người vẫn còn sống thì tâm hộ kiếp sinh
và diệt trong thời gian không có tiến trình tâm tâm ngũ căn hoặc ý môn. Tâm hộ
kiếp phát sanh giữa các tiến trình tâm khác nhau mà nó biết cảnh xuyên qua một
trong sáu môn. Ví dụ thấy và suy nghĩ về điều mình làm phát sanh trong giữa
những tiến trình tâm khác nhau và phải có những tâm hộ kiếp ở giữa những tiến
trình khác nhau này.
Khi sắc pháp tiếp xúc một trong các
căn thì dòng tâm hộ kiếp bị gián đoạn; có một ít tâm hộ kiếp nữa sanh và diệt,
và rồi tâm khán ngũ môn phát sanh. Tâm khán ngũ môn là tâm đầu tiên trong tiến
trình tâm biết cảnh sắc mà nó tiếp xúc với một trong các căn.
Tâm khán ngũ môn thực hiện chức năng chú ý đến cảnh mà nó tiếp xúc một trong năm căn; nó chú ý đến cảnh xuyên qua căn môn đó. Tâm khán ngũ môn là tâm tố vô nhân.
Tâm khán ngũ môn thực hiện chức năng chú ý đến cảnh mà nó tiếp xúc một trong năm căn; nó chú ý đến cảnh xuyên qua căn môn đó. Tâm khán ngũ môn là tâm tố vô nhân.
Thanh tịnh đạo (XIV, 107) có đề cập
đến sự liên quan tâm ngũ song thức (ý giới):
Ở đây, ý giới có đặc tính làm tiền đạo cho nhãn thức... và nhận biết cảnh sắc... chức năng của nó là hướng tâm đến cảnh. Nó được biểu hiện như sự tiếp xúc của cảnh sắc.. . Nguyên nhân gần của nó là làm gián đoạn dòng hộ kiếp. Nó chỉ tương ưng với xả.
Tâm khán ngũ môn là 'tiền đạo" vì nó
phát sanh trước năm thức (nhãn , nhĩ...). Khi khán ngũ môn hướng tâm đến cảnh
thì nó đã tiếp xúc với nhãn căn rồi, nó hướng tâm xuyên qua nhãn môn và được gọi
là tâm khán nhãn môn. Khi khán ngũ môn hướng tâm đến cảnh thì nó đã tiếp xúc với
nhĩ căn và gọi là tâm kháng nhĩ môn. Tâm khán ngũ môn được đặt tên sau căn môn
nhờ đó mà nó hướng đến cảnh. Tâm khán ngũ môn phát sanh nhiều lần trong một
ngày, nhưng chúng ta không quan tâm đến nó. Bất cứ khi nào có tâm nhãn thức thì
tâm khán nhãn môn đã hướng tâm đến cảnh sắc mà nó đã tiếp xúc với nhãn căn, và
nó đã diệt. Bất cứ khi nào có tâm nhĩ thức hoặc một trong năm thức khác, tâm
khán ngũ môn đã hướng đến cảnh và đã diệt rồi.
Tâm khán ngũ môn được tiếp nối do bởi những tâm khác của tiến trình căn môn mà nó biết cùng một cảnh đó. Khi tiến trình đó chấm dứt , cảnh được biết xuyên qua ý môn. Ðầu tiên có tâm hộ kiếp và sau đó tâm khán ý môn thực hiện chức năng của sự hướng đến xuyên qua ý môn.
Như vậy có hai loại tâm thực hiện chức năng của sự hướng đến (Àvajjanakicca) đó là: tâm khán ngũ môn hướng đến cảnh qua một trong năm căn và tâm khán ý môn hướng đến cảnh xuyên qua ý môn. Tâm khán ý môn là tâm tố vô nhân; nó không câu hành với những nhân bất thiện hoặc những nhân tịnh hảo. Sau khi hướng đến cảnh nó được theo sau bởi những tâm thiện hoặc những tâm bất thiện.
Tâm khán ngũ môn được tiếp nối do bởi những tâm khác của tiến trình căn môn mà nó biết cùng một cảnh đó. Khi tiến trình đó chấm dứt , cảnh được biết xuyên qua ý môn. Ðầu tiên có tâm hộ kiếp và sau đó tâm khán ý môn thực hiện chức năng của sự hướng đến xuyên qua ý môn.
Như vậy có hai loại tâm thực hiện chức năng của sự hướng đến (Àvajjanakicca) đó là: tâm khán ngũ môn hướng đến cảnh qua một trong năm căn và tâm khán ý môn hướng đến cảnh xuyên qua ý môn. Tâm khán ý môn là tâm tố vô nhân; nó không câu hành với những nhân bất thiện hoặc những nhân tịnh hảo. Sau khi hướng đến cảnh nó được theo sau bởi những tâm thiện hoặc những tâm bất thiện.
Khi cảnh sắc tiếp xúc với nhãn căn
thì tâm khán nhãn môn hướng đến cảnh sắc xuyên qua nhãn môn. Khi tâm khán nhãn
môn đã diệt nó được tiếp nối bởi tâm nhãn thức. Chức năng của sự thấy
(Dassana kicca) là do tâm nhãn thức thực hiện. Thấy là kết quả của nghiệp
thiện và nghiệp bất thiện. Chúng ta tái sanh là để tiếp nhận những kết quả của
những hành động của chúng ta: chúng ta thấy, nghe và biết các cảnh qua các căn
khác.
Tâm thực hiện chức năng của nhãn thức
chỉ là thấy cảnh sắc. Tâm này chưa có thích hoặc không thích, nó là một tâm quả
vô nhân. Nó cũng không suy nghĩ về cảnh. Nếu người ta không phát huy chánh kiến
thì người ấy không nhận thấy rằng tâm mà chỉ thấy cảnh sắc là một sự thật khác
với tâm mà thích hoặc không thích cảnh sắc và khác với tâm mà chú ý đến hình
thức và đặc điểm. Bởi vì vô minh và tà kiến, chúng ta không hiểu rõ sự vô thường
của tâm diệt ngay khi nó phát sanh và nó được nối tiếp bởi tâm khác mà nó là một
sự thật khác nữa.
Có hai loại tâm mà có thể thực hiện chức năng c?a nhãn thức: là tâm quả bất thiện và tâm quả thiện.
Có hai loại tâm mà có thể thực hiện chức năng c?a nhãn thức: là tâm quả bất thiện và tâm quả thiện.
Khi âm thanh tiếp xúc với nhĩ căn thì
tâm khán nhĩ môn sanh và diệt, tâm nhĩ thức phát sanh. Chức năng nghe
(Savanakicca) là một chức năng khác của tâm. Nhĩ thức là tâm quả vô nhân.
Hai loại tâm có thể thực hiện chức năng nghe là tâm quả bất thiện và tâm quả
thiện.
Một chức năng của tâm khác nữa là
chức năng ngửi (Ghàyanakicca). Cả hai loại tâm quả vô nhân có thể thực
hiện chức năng này: là tâm quả bất thiện và tâm quả thiện.
Có hai loại tâm quả vô nhân có thể
thực hiện chức năng nếm (Sayanakicca): là quả bất thiện và quả thiện. Ví
dụ, khi tâm thực hiện chức năng nếm hương vị ngọt hoặc mặn, đơn thuần nó chỉ
biết hương vị đó, nhưng không biết tên gọi của hương vị này. Sau đó tâm mới biết
tên thường gọi của hương vị.
Chức năng biết cảnh xúc qua thân căn
(Phusanakicca) là chức năng tâm khác nữa. Khi cảnh tiếp xúc với thân căn
thì tâm khán ngũ môn hướng đến cảnh xuyên qua thân căn. Nó được tiếp nối bởi
thân thức mà có thể thực hiện chức năng biết cảnh xúc qua thân căn. Có hai loại
tâm mà có thể thực hiện chức năng này: một là quả bất thiện, hai là quả thiện.
Những cảnh do tâm thân thức biết là các loại sắc sau đây:
Ðất (được biết như cứng hoặc mền)
Lửa (được biết như nóng hoặc lạnh)
Gió ( được biết như rung động và lay chuyển).
Những đối tượng trên được biết do bởi
thân căn mà thường gọi là sắc pháp. Sắc pháp này có công năng tiếp nhận những
cảm xúc toàn thân thể, ngoại trừ những thành phần nào không có cảm
giác.
Do đó, tóm lại những chức năng do tâm
thực hiện là năm thức:
Chức năng thấy
Chức năng nghe
Chức năng ngửi
Chức năng nếm
Chức năng đụng
Thấy, nghe, ngửi, nếm và đụng là
những chức năng khác nhau, không phải do bản ngã thực hiện mà do tâm thức tạo
tác. Những tâm này phát sanh vì những điều kiện thích ứng của chúng. Ðể cảnh
tĩnh mọi người về định lý này, Ðức Phật giải thích rằng, làm thế nào tâm biết
cảnh qua năm căn và qua ý môn. Ngài chỉ cho thấy những điều kiện khác nhau về sự
phát sanh của tâm thức và sự vô thường của những nhân duyên này. Vì những nhân
duyên phát sanh của tâm thức thì vô thường nên chúng không thường
hằng.
Chúng ta xem trong Tương Ưng Bộ Kinh
(IV, Salàyatanavagga, Tương ưng Xứ, Năm mươi thứ hai, chương IV, 93, cả
hai II) Ðức Phật dạy cho chư Tỳ khưu rằng:
Này các Tỳ khưu, do duyên cả hai nên thức hiện hữu. Và này các Tỳ khưu thế nào là do duyên cả hai nên thức hiện hữu?Do duyên mắt và các sắc, phát sanh nhãn thức. Mắt là vô thường, biến hoại, trạng thái luôn thay đổi. Cho nên cảnh sắc cũng như vậy. Do đó cả hai này là biến động, tiêu tan, vô thường, biến hoại, trạng thái luôn thay đổi.Nhãn thức là vô thường, biến hoại, trạng thái luôn thay đổi. Do nhân duyên nào nhãn thức phát sanh, nhân duyên đó cũng vô thường ,biến hoại, trạng thái luôn thay đổi. Nhãn thức này phát sanh từ một nhân duyên vô thường, làm sao nó thường hằng được.Bây giờ sự họp hội, tụ tập, hòa hợp với nhau của ba pháp này ,này các Tỳ khưu đây gọi là nhãn xúc. Nhãn xúc thì vô thường, biến hoại, trạng thái luôn thay đổi . Do nhân duyên nào phát sanh nhãn xúc, nhân duyên đó cũng vô thường... Nhãn xúc này phát sanh từ một nhân duyên vô thường, làm sao nó thường hằng được?Này các Tỳ khưu, do cảm xúc nên có cảm thọ, do cảm xúc nên có hay biết, do cảm xúc nên có nhận thức. Như vậy các pháp này cũng biến động, tiêu tan, vô thường, biến hoại. Trạng thái của chúng luôn luôn thay đổi...Các căn còn lại thì cũng tương tự như vậy.
Trong tiến trình tâm, năm thức được
nối tiếp bởi tâm tiếp thu. Tâm này thực hiện chức năng tiếp nhận cảnh, nó tiếp
nhận cảnh sau khi năm thức đã diệt. Tâm tiếp thu là tâm quả vô nhân. Có hai loại
tâm thực hiện chức năng này: một là tâm quả thiện, hai là tâm quả bất
thiện.
Nghiệp không chỉ sản sanh tâm ngũ
song thức và tâm tiếp thu, nó còn sản sanh ra tâm quan sát mà tâm quan sát nối
tiếp tâm tiếp thu. Tâm quan sát thực hiện chức năng quan sát cảnh trong tiến
trình ngũ căn; nó là tâm quả vô nhân. Chức năng quan sát cảnh là chức năng của
tâm khác nữa, nó khác biệt với thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng qua thân căn và sự
tiếp thu.
Như chúng ta thấy (trong chương 9),
có ba loại tâm quan sát mà có thể thực hiện chức năng quan sát:
1- Tâm quan sát quả bất thiện, câu hành thọ xả
2- Tâm quan sát quả thiện, câu hành thọ xả
3- Tâm quan sát quả thiện, câu hành thọ hỷ (khi cảnh cực kỳ tốt)
Tâm quan sát được nối tiếp bởi tâm
phán đoán. Phán đoán là một chức năng tâm khác nữa; tâm phán đoán xác định cảnh
trong tiến trình căn môn. Sau khi xác định cảnh nó được nối tiếp bởi tâm thiện
hoặc tâm bất thiện. Tâm phán đoán không phải là quả, không phải là thiện cũng
không phải là bất thiện nhưng nó là một tâm tố vô nhân. Những nhân duyên về sự
phát sanh của nó thì khác với nhân đuyên đối với tâm quan sát mà nó do nghiệp
sản sanh. Như chúng ta thấy (trong chương 9), Tâm thực hiện chức năng phán đoán
là tâm tố vô nhân mà được người ta phân loại như tâm khán ý môn. Tâm khán ý môn
thực hiện hai chức năng: trong tiến trình ý môn nó thực hiện chức năng hướng đến
cảnh qua ý môn , trong tiến trình căn môn nó thực hiện chức năng phán đoán và
như vậy nó được gọi là tâm phán đoán.
Tâm biết cảnh lạc hoặc cảnh bất lạc
qua các căn và ý môn. Nếu người ta tích trử nhiều tâm tham và tâm sân, tâm tham
căn có thể phát sanh khi cảnh lạc và những tâm sân căn có thể phát sanh khi cảnh
bất lạc. Như vậy là có "phi như lý tác y" đối với cảnh. Những tâm này phát sanh
vì những nhân duyên, chúng không có bản ngã và vượt ra ngoài sự kiểm
soát.
Chúng ta nghĩ rằng trong tiến trình
tâm, tâm quả bất thiện biết cảnh bất lạc cần phải theo sau bởi tâm bất thiện, vì
chính chúng ta bị các cảnh điều khiển khi chúng ta thấy. Tuy nhiên, nếu chúng ta
có "như lý tác ý" thì chúng ta không có sân hận đối với các cảnh bất lạc. Tâm
thiện và tâm bất thiện phát sanh vì những nhân duyên mà nó thì hoàn toàn khác
biệt với những nhân duyên cho những tâm quả. Tâm quả bất thiện và tâm quả thiện
là kết quả của nghiệp. Chúng ta muốn kiểm soát tâm quả của chúng ta, nhưng điều
này thì không thể được. Khi đúng thời tâm quả phát sanh, chúng ta không thể nào
ngăn chận nó được. Chúng ta nên biết rằng đời sống của chúng ta chỉ là danh và
sắc, chúng phát sanh vì nhân duyên và rồi diệt ngay. Nếu chúng ta thật sự hiểu
rõ tâm quả: nó chỉ là một khoảnh khắc tâm diệt ngay khi nó phát sanh, chúng ta
sẽ ít sân hận đối với những cảnh bất lạc khi chúng ta thấy.
Người ta có thể tự hỏi, có cần thiết
để biết chi tiết về tâm và chức năng của chúng không. Chỉ biết tâm thiện và tâm
bất thiện thì chưa đủ? Ngoài tâm thiện và tâm bất thiện chúng ta cũng nên biết
về các loại tâm khác nữa mà chúng thực hiện những chức năng khác trong tiến
trình của tâm thức và chúng phát sanh vì nhân duyên khác. Như vậy chúng ta sẽ
hiểu rằng không có bản ngã mà nó có thể trực tiếp phát sanh của những tâm đặc
biệt ở những hoàn cảnh đặc biệt. Không có bản ngã mà nó có thể chọn lựa để có
những tâm thiện. Ngưới ta có những sự huân tập khác nhau và do đó, khi chính
cảnh hiện diện thì sẽ có tiến trình tâm nhận biết nó, sự phát sanh của tâm thiện
và tâm bất thiện theo sự huân tập của chúng ta. Ví dụ, khi người ta ngửi mùi
thực phẩm ngon, một số người có thể có tâm bất thiện trái lại một số người khác
có tâm thiện. Người mà dính mắc vào thức ăn thì có thể có tâm tham căn. Trong
trường hợp người có tâm bố thí, tâm thiện có thể phát sanh khi người đó ngửi
thức ăn; người ấy có thể muốn cúng dường thức ăn đến chư Tỳ khưu. Một trường hợp
khác nữa, ví dụ, chúng ta có tâm thiện tương ưng với trí tuệ nhận biết mùi vị,
nó chỉ như là một loại sắc pháp, không có điều gì khác, chúng vô thường và không
có bản ngã.
Qua sự nghiên cứu về Giáo pháp và
vượt trên tất cả qua sự phát huy "tuệ quán", chánh kiến về những sự thật, có thể
trợ duyên cho những tâm thiện và như vậy là có "như lý tác ý" đối với cảnh. Bất
kể là cảnh lạc hay bất lạc, trong tiến trình căn môn tâm phân đoán có thể được
nối tiếp bởi tâm thiện và trong tiến trình ý môn sau khi tâm khán ý môn hướng
đến cảnh, nó có thể được nối tiếp bởi tâm thiện. Nếu có thể "như lý tác ý" ở
thời điểm này sẽ có nhiều nhân duyên cho "như lý tác ý" trong tương
lai.
Tâm thiện và tâm bất thiện thì nhất
định phát sanh bởi vì chúng ta đã huân tập cả thiện lẫn bất thiện. Ngưới ta có
khuynh hướng đổ lỗi cho thế gian về sự phát sanh phiền não của họ bởi vì họ
không biết rằng phiền não được huân tập trong tâm; phiền não không ở trong những
đối tượng chung quanh của chính chúng ta. Người ta có thể muốn không có sáu môn
để không có phiền não. Tuy nhiên, con đường duy nhất để đoạn trừ phiền não là:
biết những sự thật mà chúng xuất hiện xuyên qua sáu môn. Chúng ta xem trong
Tương Ưng Bộ Kinh (IV, Salàyatanavagga, Tương ưng Xứ, Năm mươi thứ
tư, chương III, 194, ngọn lửa cháy) Ðức Phật dạy cho chu Tỳ khưu
rằng:
Này các Tỳ khưu, ta sẽ giảng cho các ông một pháp môn lửa cháy, một pháp môn chánh pháp. Hãy lắng nghe. Và này các Tỳ khưu, pháp môn đó là gì?Thật tốt đẹp, này các Tỳ khưu, nếu nhãn căn bị hủy hoại với một cây kim bằng sắt nung đỏ, cháy hừng, rực sáng, cháy mạnh mẽ. Như vậy không có chấp tướng riêng, tướng chung đối với các sắc do mắt nhận biết. Thức có thể an trú, kiên định, bị trói buộc bởi vị ngọt, tướng chung hay tướng riêng. Trong thời điểm ấy, nếu thân hoại mạng chung, thời sự việc nầy sẽ xảy ra: sẽ tái sanh vào một trong hai cõi này, địa ngục hoặc bàng sanh. Thấy được nguy hiểm này, náy các Tỳ khưu, Như Lai tuyên thuyết như vậy.Này các thầy Tỳ khưu, thật là tốt đẹp, nếu nhĩ căn bị hủy hoại với một cái dùi bằng sắt nung đỏ... nếu tỷ căn bị hủy hoại với một cái kềm sắc bén hừng cháy... nếu thiệt căn bị hủy hoại với một con dao sắc bén hừng cháy ... nếu thân căn bị hủy hoại với một cây kiếm sắc bén hừng cháy...Này các Tỳ khưu, do thấy sự nguy hiểm này Như Lai tuyên thuyết như vầy, thật tốt đẹp hơn khi nằm ngủ. Việc nằm ngủ Như Lai nói rằng là sự rỗng không đối với các loài có sinh mạng. Như Lai nói rằng là không có kết quả đối vối các loài có mạng sống. Như Lai nói rằng là u mê đối với các loài có mạng sống. Vì rằng (nếu ngủ), người ta không có suy nghĩ những điều có thể bị tư duy chinh phục để người đó có thể phá hòa hợp của Tăng già.Ở đây, này các Tỳ khưu, vị thánh thinh văn suy nghĩ như sau: "Hãy dừng lại, chớ để nhãn căn bị hủy hoại với một cây kim bằng sắc nung đỏ, hừng cháy, rực sáng, cháy mạnh mẽ. Vị ấy tác ý như sau: mắt là vô thường, các sắc là vô thường, nhãn thức là vô thường, nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, cảm thọ ấy là vô thường..."Thấy như vậy, vị thánh thinh văn nhàm chán đối vối mắt, cảnh sắc, nhãn thức, nhãn xúc. Vị ấy nhàm chán đối với lạc , bất lạc và thọ xả phát sanh đối với nhãn xúc... Do nhàm chán vị ấy ly tham. Do ly tham vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát vị ấy nhận biết rằng: "sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa"Này các thầy Tỳ khưu, đây là bài thuyết pháp về ngọn lửa cháy.
Bài kinh này nhắc nhở chúng ta rằng
hãy chánh niệm mọi lúc, khi chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng qua các căn và
ý môn. Tất cả những điều trên là những chức năng do bởi các tâm khác nhau thực
hiện mà chúng thì không tồn tại.
No comments:
Post a Comment