Saturday, July 18, 2009

Áp dụng thiền Vipassana trong điều trị các bệnh tâm thần

Trong suốt hai ngàn năm trăm năm, sau khi Đức Phật giác ngộ, thiền Vipassana đã được áp dụng và đem lại giải thoát cho hàng ngàn người. Thế nhưng mãi cho đến gần đây, các thiền sư vẫn ngại ngùng không dám đưa liều thuốc giải thoát đến những người bị bệnh tâm thần. Sự e ngại bắt nguồn từ cảm giác là thiền quá khó, người bị bệnh tâm thần không đủ sức tập.


Thật ra, thiền là hơi thở, là nước uống, là cái gì rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, thiền là sự chú tâm không mong cầu. Theo người viết, điều duy nhất cần để tập thiền là một động cơ thật mạnh. Nỗi khổ đau do bệnh tật và sự chết là động cơ mạnh nhất và là đối tượng giải thoát của thiền. Do đó, người bị bệnh tâm thần có một điều kiện không phải người tập thiền nào cũng có được: đó là một động cơ rất mạnh. Động cơ mạnh sẽ dẫn đến sự kiên trì bền bỉ, điều kiện duy nhất cần để đạt những tuệ giác khi hành thiền.

Friday, July 17, 2009

The Value of Anapana and Vipassana in Psychological and Psychosomatic Illnesses

Goals of Vipassana and Psychiatry


It is important to note that physical and mental well-being are by-products and not the goals of Vipassana meditation. For the diligent meditator, nibbana, the washing away of all mental impurities, is the goal. Self-purification by self-observation is the process by which this washing away occurs, which may sound similar to "working through" in psychoanalysis. Purification means removal of greed, anger and ignorance, which are considered to be mental pollutants. During Vipassana, body and mind experience the reality of impermanence and change (anicca). The sense of self, ego, will be altered and egolessness will prevail. Equanimity is cultivated in all situations.

Thursday, July 16, 2009

Vô thường

Tỉnh thức về vô thường, về sự mong manh nội tại của mọi vật, là một giai đoạn cần thiết của sự phát triển của chúng ta. Nếu người ta lơ là với sự thật này, người ta sẽ chỉ làm chậm sự tiến hóa cá nhân của mình, dù cho người ta có biết tiềm năng của trí tuệ đang mang trong bản thân. Thế nên trước tiên phải tìm hiểu vô thường này là gì, để học đối mặt với sự tạo hợp không thể tránh được của đời sống và tiếp theo áp dụng một cách có ích sự hiểu biết này vào cuộc sống hàng ngày.

Wednesday, July 15, 2009

Tập sống hạnh buông xả

An lạc và hạnh phúc là điểm mơ của cuộc đời mà con người ai cũng mong mỏi để đạt tới. Những nhà xã hội, chính trị, tôn giáo... tất cả mọi cố gắng của họ cũng không ngoài mục đích mang lại sự bình an và hạnh phúc cho cuộc đời. Hoặc sự vượt biên hoặc sự miệt mài trong các trường đại học hoặc phải làm hai hay ba việc trong một tuần của bạn cũng không ngoài ý muốn trên.


Tất cả mọi cố gắng của bạn để làm sao mình có được danh phận và đồng tiền. Vì hai sự kiện này rất cần thiết trong một đời sống có an lạc và hạnh phúc. Những cao sang vật chất đóng phần rất quan trọng cho một đời sống ổn định. Để từ đó, bạn cảm thấy mình bớt âu lo và sợ hãi hơn. Do vậy, bạn cần phải kiên trì học hành, vươn lên trong cuộc sống và nỗ lực làm việc. Mọi suy nghĩ tiêu cực và oán ghét cuộc đời thường dễ đưa bạn đến sự hủy diệt sự sống và chẳng giúp gì nhiều cho bạn có được một tâm hồn an lạc và hạnh phúc.

Sunday, July 12, 2009

Hãy quay về nương tựa chính mình

Nói đến Thiền là một phần nói đến hơi thở. Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm.


Âu Mỹ mới đi sâu nghiên cứu về Thiền chừng khoảng nửa thế kỷ nay và những năm gần đây, Thiền đã chính thức được coi như là một phương pháp trị liệu. Nhiều trường Đại học Y khoa lớn trên thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng.

Bình yên từ trong tâm

“Yên lặng” là điều kiện cần thiết để quan sát. Và bởi vì yên lặng quá hiếm hoi trong thời đại chạy đua ồn ào của chúng ta, quan sát chính mình trở thành quá khó khăn, vì vậy nhiều người không có cơ hội thấy được mình một cách rõ ràng. Đây là điều mà nhà Phật gọi là vô minh, và một số triết gia và xã hội học gia Tây phương gọi là “vong thân” (Alienation)

Vậy thì điều đầu tiên bạn phải làm là tìm một chút yên lặng mỗi ngày để quan sát mình. Ngồi yên trong một góc công viên thanh vắng, hay đóng cửa phòng ngủ và tắt nhạc, đương nhiên là bớt đi được một tí ồn ào, nhưng chưa chắc như vậy đã là yên lặng. Bởi vì trong đầu chúng ta thường có nhiều “tiếng động”, như là bận rộn suy tính công việc, lo lắng, giận ai đó, bực mình điều gì đó.


Saturday, July 11, 2009

Giá Trị Giáo Dục Phật Giáo Trong Xã Hội Ngày Nay

Giáo dục Phật giáo đã đến với nhân loại với tinh thần khoan dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo, nhìn nhau bằng ánh mắt từ hòa, góp phần hình thành nên nền đạo đức xã hội, để hòa điệu với cái “ta rộng lớn” của toàn thể vũ trụ vô biên.

Giá trị giáo dục của Phật giáo – một giá trị nhân bản sâu sắc

Đạo Phật đã ra đời trong một thực tại đa diện, phồn tạp của nền văn minh Ấn Độ, xuất hiện để dung hòa các trào lưu tư tưởng đối nghịch, để san bằng những ngăn cách xã hội giữa các đẳng cấp. Rồi từ những căn bản đó, Phật giáo đã duỗi dài nguyên lý vào cuộc sống con người khắp mọi nơi. Trong cội rễ sâu xa, ngay từ khởi thủy tư tưởng giáo dục của triết lý Phật giáo đã mang trong mình những giá trị nhân bản chung toàn nhân loại. Đặc trưng cơ bản nhất đó là tính toàn vũ trụ, toàn diện, tổng hợp. Trong đó lòng Từ bi – Bình đẳng – Vô ngã cùng sự hướng thiện mà đạo Phật muốn giáo dục con người với mục đích “cứu khổ” là quan trọng nhất.


Ba công dụng của Đạo Phật

Đạo Phật có ba công dụng. Nếu chúng ta thật sự hiểu đạo Phật và hành đạo Phật thì ba công dụng này nhất định sẽ bộc lộ trong cuộc sống chúng ta, trên con người chúng ta, cũng như được cảm nhận sâu sắc trong nội tâm chúng ta. Còn nếu không, thì tức là chúng ta không hiểu biết thực sự, hay gọi là hiểu nhưng không có thực hành. Thật ra hiểu mà không hành có nghĩa là chưa hiểu thật sự, chỉ là hiểu nửa vời.

Ba công dụng đó là:

Một, nhân cách chúng ta phải ngày được hoàn thiện.

Hai, cuộc sống chúng ta phải ngày càng thêm hạnh phúc, vui tươi và kèm theo, chúng ta sẽ thêm sức khỏe, đỡ bệnh tật.
Ba, cống hiến của chúng ta cho xã hội, gia đình và cho sự nghiệp bản thân này càng nhiều, cụ thể và phong phú.

Nền Tảng Xây Dựng Đời Sống Đạo Đức Theo Phật Giáo

Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kê những sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác. Đề cập đến vấn đề này các nhà lãnh đạo, các nhà giáo dục, các nhà Tôn giáo... rất quan tâm, và đã đề xuất biết bao những biện pháp để ngăn chận, phòng ngừa, tất nhiên, dù ít hay nhiều cũng gặt hái một số kjết quả nhất định nào đó, nhưng trên thực tế như chúng ta trông thấy, những tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng khắp mọi nơi trên thế giới. Như vậy, nguyên nhân nào, động lực nào thúc đẩy chúng xuất hiện? Đây là chủ đề tôi sẽ trình bày trong bài viết này.

Thursday, July 2, 2009

Tích hợp Vật Lý và Phật Học

Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến. Trong hiện trạng những vấn đề tâm linh vẫn đang ở trong trong phạm trù triết học thì lý thuyết thống nhất đó có thể là một sự tích hợp giữa vật lý và triết học

GS.TS. Cao Chi

Theo Einstein thì Phật học có thể là tiền thân của một sự tích hợp như vậy. Ông nói: "Nếu có một tôn giáo nào thích nghi được với những nhu cầu khoa học tiền tiến thì đó là Phật giáo". (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).

Trong vòng hơn 2500 năm Phật học đã tích lũy quá trình suy tư của nhiều tu sĩ minh triết để hình thành một học thuyết sâu sắc về thế giới khách quan lẫn thể giới tâm linh. Có thể nói Phật học là một học thuyết về nguyên lý đã bao trùm cả vật lý học (chuyên nghiên cứu thế giới khách quan) và cả tâm linh học (chuyên nghiên cứu những vấn đề thuộc tâm linh - theo Phật học thì tâm linh là một phạm trù song đối với thể xác), vậy thì Phật học có thể nói là một học thuyết có tính thống nhất cao hơn cả vật lý.

Tâm linh khoa học trong Phật Pháp



Hoà Thượng Thích Duy Lực
TT. Thích Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự

Sự phát triển của khoa học hiện đại đã tiến tới rất cao, nhưng chỉ hướng về mặt công trình hiển tánh mà phát triển, đối với mặt công trình ẩn tánh, hình như chẳng biết gì cả. Vì chẳng biết nên phủ nhận sự tồn tại của nó.

Kỳ thật, cấu tạo con người chia làm 2 bộ phận: Thể xác và tinh thần. Như thấy hình ảnh trong gương của ta chỉ là bề ngoài của ta, giải phẩu sinh lý của ta chỉ là thể xác của ta, đều chẳng phải chân thật ta.

Chân thật ta là thể tinh thần, cũng gọi là tâm linh. Trí tuệ của thể tinh thần thông qua của ngũ giác quan (xem, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc) thì có thể cảm nhận hiện tượng bên ngoài.
Vật lý khoa học hiện đại đều lấy ngũ giác quan làm chủ, những máy móc tối tân chỉ là khuếch trương thêm sự cảm nhận của ngũ giác quan, nghĩa là có thể nhìn xa hơn và nghe xa hơn mà thôi.