Sunday, September 27, 2009

Thiền chữa trị thân tâm

Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha). Ngày nay, những nguyên tắc và những thực hành Chánh niệm (sati) và Thiền quán Minh sát (vipassanà) của Phật giáo đã được áp dụng cho nhiều mặt phức hợp của đời sống hiện đại. Ở nhiều quốc gia, ngành y đang phối hợp những thực hành thiền Phật giáo vào nhiều mặt chữa trị.

Sunday, September 20, 2009

Tư tưởng thiền học trong kinh Kim Cang

Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v…



Cách thức nào không quan trọng. Song, một điều mà người học Phật cần phải lưu ý là cái chân lý thường nghiệm thì phi ngôn thuyết; nó có được do sự kinh nghiệm của mỗi người, như uống nước nóng lạnh tự biết; tự mình phải thâm chứng lấy những gì hàm dưỡng trong giáo lý, không phải chỉ để hiểu mà còn hành nữa. Nên con đường giải thoát của Phật giáo cốt ở ba kỷ luật: Giới, Định Tuệ. Giới nhằm điều chế phong thái bên ngoài, Định nhằm điều chế tâm tư, còn Tuệ nhằm hiểu biết chân xác. Sự hệ trọng của thiền định trong Phật giáo là vậy.

Friday, September 18, 2009

Thiền một nét đẹp văn hóa học đường

Thiền, một khái niệm có thể quen hoặc chưa quen đối với nhiều người nhưng nó có một giá trị lý luận và thực tiễn rất cao, và lại càng có ý nghĩa hơn một khi được ứng dụng cho các trường học của nước ta hiện nay.



Thiền, có xuất xứ từ Ấn Độ cổ đại, được xem là một phương pháp giáo dục con người một cách toàn diện, hướng con người đến Chân - Thiện -Mỹ, rèn luyện con người phát triển thể lực và trí lực một cách hài hòa và tốt đẹp. Giá trị lý luận và thực tiễn của Thiền càng được khẳng định khi hiện nay trên toàn thế giới, nhất là các nước phương Tây đang quan tâm và hướng về nó một cách tích cực.

Tuesday, September 15, 2009

Thiền tập cho người bận rộn

Thức dậy vào mỗi buổi sáng

Ngay khi mới thức dậy, bạn có thể mỉm cười liền lập tức, nụ cười này mang tính giác ngộ: bạn ý thức là một ngày mới được bắt đầu và hăm bốn giờ tinh khôi là món quà mà sự sống đang hiến tặng cho bạn. Đó là tặng phẩm quý giá nhất. Bạn có thể đọc thầm hoặc đọc lớn tiếng bài thơ này:

Thức dậy miệng mỉm cười
Hăm bốn giờ tinh khôi
Xin nguyện sống trọn vẹn
Mắt thương nhìn cuộc đời.

Sunday, September 13, 2009

Ignorance

Avijja, the Pali word for ignorance, is the opposite of vijja, which means not only "knowledge" but also "skill" — as in the skills of a doctor or animal-trainer. So when the Buddha focuses on the ignorance that causes stress and suffering, saying that people suffer from not knowing the four noble truths, he's not simply saying that they lack information or direct knowledge of those truths. He's also saying that they lack skill in handling them. They suffer because they don't know what they're doing.


The four truths are (1) stress — which covers everything from the slightest tension to out-and-out agony; (2) the cause of stress; (3) the cessation of stress; and (4) the path of practice leading to the cessation of stress. When the Buddha first taught these truths, he also taught that his full Awakening came from knowing them on three levels: identifying them, knowing the skill appropriate to each, and knowing finally that he had fully mastered the skills.

Sunday, September 6, 2009

The Science of Meditation

In the highlands of the Qinghai-Tibet Plateau, people look at life differently. Upon entering the local Buddhist monastery, there is a spectacular sculpture the size of a large oak. The intricate carving of clouds and patterns are painted in powerful colors. But as soon as winter gives way, this magnificent work will melt to nothing. The sculpture, in fact, is made of butter, and it is one of the highland people's symbols of the transient nature of life.


And life here is not easy. Villagers bicycle to work before dawn and return home long after sunset. Many live with nothing more than dirt floors and rickety outhouses. Upon entering these modest mud-brick homes, you'll find no tables or chairs—just a long platform bed, which sleeps a family of eight. However, when the people invite you in for tea, their smiles are wide and welcoming. How do they possess such inner calm in conditions we would call less than ideal?


Wednesday, September 2, 2009

How to Live in the Moment

Meditate. Meditating is nothing more than focusing on the present moment. The easiest way to meditate is to simply focus on your breath—not because your breath has some magical quality, but because it's always there with you. The challenge is to keep your attention on your breathing. Inevitably, your mind will wander and thoughts will arise—and that's fine. When it happens, just let go of the thought and bring your attention back to the present by focusing once again on your breath.

• Use a reminder of the string-around-your-finger variety. Wear your watch upside-down, put a quarter in your shoe, or put a smudge on one of the lenses of your glasses. When you notice it, let that serve as a reminder for you to notice your surroundings, become aware of your senses and your bodily sensations, and bring your focus into the present. If you get to the point where you're going entire days without noticing it, switch up the reminder.


The Art of Now: Six Steps to Living in the Moment

You Are Not Your Thoughts


Life unfolds in the present. But so often, we let the present slip away, allowing time to rush past unobserved and unseized, and squandering the precious seconds of our lives as we worry about the future and ruminate about what's past. "We're living in a world that contributes in a major way to mental fragmentation, disintegration, distraction, decoherence," says Buddhist scholar B. Alan Wallace. We're always doing something, and we allow little time to practice stillness and calm.

Vài nét về Tâm lý học phổ thông và Tâm lý học Phật giáo

Tâm lý học phổ thông là một trong những khoa học quan trọng về con người. Theo quan điểm của triết học Mac Lê Nin thì tâm lý học phổ thông sẽ giải quyết các vấn đề về con người và xã hội theo cuộc sống trên thế gian. Mọi giá trị tinh thần được đề cập đến ở phạm vi tương đối của một kiếp người. Đối với Đức Phật, vấn đề tôn giáo và nguồn cội của tôn giáo không phải là siêu hình, nhưng chính là vấn đề tâm lý, trí thức và trí tuệ. Phật giáo quan niệm hoạt động tâm thức chỉ là một dòng trôi chảy của các duyên. Cuộc sống là một tiến trình miên man không ngừng trôi và cứ như thế kiếp này sang kiếp khác. Chính vì lẽ đó tâm lý học Phật giáo chỉ nhằm nói về bản chất của tâm, phương pháp thanh lọc tâm. Cách duy nhất để giải quyết những hoài nghi và những vấn đề khúc mắc trong tâm thức là phương pháp tự quán chiếu. Do vậy, Đức Phật không sẵn sàng giải đáp những thắc mắc như: Thế gian có trường tồn vĩnh cửu hay không? Thế gian có vô cùng vô tận hay không? Nguồn gốc của thế gian là gì ?...Đối với những câu hỏi và những thắc mắc xem hình như quan trọng nhưng không bổ ích ấy. Im lặng là giải đáp tốt đẹp nhất. Cách duy nhất để giải quyết những hoài nghi và những vấn đề khó khăn là nhìn sâu trở về nội tâm. Đức Phật hướng dẫn ta vào đường lối phân biệt và khảo sát tâm lý cũng nhằm giúp ta phát triển năng lực và phẩm chất nội tâm. Đức Phật dạy: