Saturday, May 30, 2009

Vipassanà, Thiền Minh Sát Tuệ



Bài viết của S.N. Goenka
Thế Thanh (dịch)

Chân nghĩa của Thiền Vipassanà

Trong ngôn ngữ Pali, Vipassanà có nghĩa là "tuệ" (insight). Ðây là tinh yếu của giáo pháp đức Phật, là sự chứng nghiệm các chân lý mà Ngài đã thuyết giảng. Nhờ Thiền tập mà Ngài đã giác ngộ, nên Ngài ưu tiên dạy về các trạng thái Thiền cũng như phương pháp để đạt đến cứu cánh giải thoát. Vấn đề chúng ta phải giải quyết là làm thế nào hiểu đúng và làm đúng lời dạy của đức Phật, vì lý giải lời dạy của Ngài sẽ rất khó khăn nếu không thực hành giáo pháp. Vậy nếu có một kỹ thuật Thiền nào tồn tại suốt bao nhiêu thế hệ, dẫn đến các kết quả mà Phật đã mô tả, và nếu kỹ thuật đó phù hợp một cách chính xác với giáo pháp của Ngài cũng như soi sáng các chi tiết hãy còn khó hiểu của nó, thì kỹ thuật đó tất đáng cần phải tìm hiểu. Vipassanà là phương pháp, kỹ thuật phi thường vì nó đơn giản, không giáo điều và hữu hiệu.



Thursday, May 28, 2009

Ảnh Hưởng của Thiền đến đời sống chúng ta

Trích từ: "Vô ngã, Vô ưu"
Being Nobody, Going Nowhere
Ni sư Ayya Khema
Diệu Đạo dịch Việt

Trước hết ta phải tẩy uế, thanh lọc tâm. Nhưng không thể có tâm thanh tịnh, nếu như thân ô uế, vì thế, ta cũng cần tẩy rửa các thứ tạp uế đã chất chứa trên thân thể ta bấy lâu nay.

Hãy tưởng tượng một người đã sống trong một ngôi nhà đã hơn hai mươi, ba mươi năm không dọn dẹp. Bao nhiêu thức ăn thừa thãi, quần áo bẩn thỉu, rác rưởi đã chất đến trần nhà. Phải sống giữa đống rác đó thật hôi thối, khó chịu. Nhưng nguời chủ sống ở đó thì chẳng hề bận tâm, cho đến một ngày có người bạn ghé qua và nói: "Sao bạn không dọn nhà mình cho sạch sẻ?". Rồi hai người bạn bắt tay vào dọn dẹp một góc nhà. Sau đó người chủ bắt đầu thấy sống ở góc phòng sạch sẻ đó dễ chịu hơn. Nên dọn dẹp cả căn nhà, người chủ bây giờ có thể ngắm quang cảnh bên ngoài, có đủ chỗ đi qua lại trong nhà. Khi chỗ ở đã trở nên thoải mái dễ chịu, người chủ mới có thể quay vào chú trọng đến nội tâm mình.